Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đến hàm lượng chất xơ trong rau

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 38 - 40)

thức thí nghiệm tại Đà Lạt đều cho năng suất cao hơn năng suất cây cải thìa tại Cần Thơ. Điều này chứng tỏ rằng cây cải thìa thích hợp trồng ở Đà Lạt.

3.4. Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đến hàm lượng chất khô, hàm lượng nước trong rau cải thìa lượng nước trong rau cải thìa

Theo Võ Thị Bích Thủy (2005) hàm lượng chất khô của cây cao là biểu hiện sự sinh trưởng mạnh và cũng là một trong những chỉ tiêu quyết định năng suất.

Bảng 10: Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đếnhàm lượng chất khô (%), hàm lượng nước trong rau cải thìa (%)

STT Công thức dinh dưỡng Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng nước (%) 1 Albert 6,65 a 93,35 a 2 Alan Copper 6,10 a 93,90 a 3 Charles A 6,59 a 93,41 a 4 Charles C 6,59 a 93,41 a 5 Charles D 6,41 a 93,59 a 6 Sonneveld 6,04 a 93,96 a CV% 7,19 0,49

Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa α=0.05.

Dựa trên số liệu đã qua xử lí thống kê tại Bảng 10 có thể nhận xét hàm lượng chất khô và hàm lượng nước không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê giữa 6 công thức dinh dưỡng. Hàm lượng chất khô trong 6 nghiệm thức dao động từ 6,04% đến 6,65% và hàm lượng nước dao động từ 93,35% đến 93,96% . Kết quả này phù hợp với công bố trước đây về hàm lượng nước trung bình trong rau củ quả tươi là 75-95% (Tạ Thu Cúc, 2005).

3.5. Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đến hàm lượng chất xơ trong rau cải thìa rau cải thìa

Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia chất xơ rất tốt cho sức khỏe con người, giúp tiêu hóa tốt. Chất xơ được định nghĩa như là phần dự trữ và hình

32 thành tế bào polysacharid của thực vật, đặc biệt có nhiều trong trái cây rau, ngũ cốc còn nguyên cám, các hạt họ đậu. Các nguồn này đều chứa chất xơ tan và không tan. Chất xơ không bị phân hủy bởi các men tiêu hóa của người. Xơ tan bao gồm: pectin, gôm, oligofructose, thạch, beta-glucan. Xơ không tan bao gồm: Cellulose, hemi-celluose, và ligin. Hầu hết thực vật chứa xơ không tan nhiều hơn xơ tan (xơ không tan chiếm 50 - 70% và xơ tan chiếm 25 - 30%).

Tuy nhiên hàm lượng chất xơ cao sẽ làm cho thực phẩm trở nên dai cứng vì cấu tạo nên chất xơ chính là xenlulozo. Kết quả hàm lượng chất xơ trong rau cải thìa được thể hiện ở Bảng 11.

Bảng 11: Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡnghàm lượng chất xơ trong rau cải thìa (%)

STT Công thức dinh dưỡng Hàm lượng chất xơ (%)

1 Albert 2,34 a

2 Alan Copper 2,18 abc

3 Charles A 2,36 a

4 Charles C 2,29 ab

5 Charles D 2,00 bc

6 Sonneveld 1,96 c

CV% 9,04

Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa α=0.05.

Nhìn vào Bảng 11 có thể thấy công thức Charles A có hàm lượng chất xơ cao nhất 2,36% nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với các công thức Albert, Alan Copper, Charles C.

Công thức Sonneveld cho hàm lượng chất xơ thấp nhất là 1,96% nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với các công thức Charles D, Alan Copper.

Kết quả hàm lượng chất xơ trong cải thìa từ 1,96% - 2,36% phù hợp với hàm lượng chất xơ trong rau dao động từ 0,3 - 3,5% theo công bố của viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia.

33

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 38 - 40)