Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đến năng suất cải thìa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 37 - 38)

Năng suất là kết quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Khối lượng cây và năng suất có tương quan tỷ lệ thuận với nhau và phụ thuộc vào các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá trên cây là yếu tố chính để cấu thành năng suất.

Bảng 9: Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đếnnăng suất cải thìa (tấn/1000m2)

STT Công thức dinh dưỡng Năng suất tấn/ 1000m2

1 Albert 4,11 bc 2 Alan Copper 4,63 b 3 Charles A 3,41 d 4 Charles C 4,11 bc 5 Charles D 5,60 a 6 Sonneveld 3,62 cd CV% 10,6

Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa α=0.05.

Thông qua số liệu thống kê tại Bảng 9 có thể thấy công thức Charles D cho năng suất cao nhất 5,60 tấn/1000m2. Công thức Charles A cho năng suất thấp nhất là 3,41 tấn/1000m2 nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức áp dụng công thức Sonneveld.

Theo Đồng Hoàng Tuấn (2014) nghiên cứu “Ảnh hưởng của hàm lượng thành phần dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng suất cải thìa trồng thủy canh tại Cần Thơ” cho kết quả thu hoạch sau 47 ngày sau gieo như sau:

Năng suất rau ở nghiệm thức B cao nhất: 3,27 tấn/1000m2

Nghiệm thức A: 2,4 tấn/1000m2

Nghiệm thức C thấp nhất: 0,2 tấn/1000m2

31 bộ môn khoa học cây trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất rau cải thìa trên tất cả các nghiệm thức thí nghiệm tại Đà Lạt đều cho năng suất cao hơn năng suất cây cải thìa tại Cần Thơ. Điều này chứng tỏ rằng cây cải thìa thích hợp trồng ở Đà Lạt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)