Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 27 - 30)

Phương pháp theo dõi: theo kiểu đánh dấu ngẫu nhiên 12 cây trên 1 nghiệm thức và cố định 12 cây đã đánh dấu để theo dõi các chỉ tiêu, 7 ngày theo dõi 1 lần.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây): đo từ gốc cây đến đầu chóp lá cao nhất (sử dụng thước nhựa dẻo Win 30 cm xuất xứ Việt Nam để đo).

21

Trọng lượng:

- Cân trọng lượng toàn cây cắt bỏ phần rễ. - Cân bằng cân đồng hồ loại 5 kg.

- Tính trọng lượng trung bình 1 cây/nghiệm thức (g/cây).

Năng suất

- Năng suất (tấn/1000 m2) = (trọng lượng trung bình cây (g/cây) x mật độ cây/1000 m2)/1000000

Hàm lượng chất khô, hàm lượng nước

- Cắt nhỏ các cây và trộn đều trước khi cân.

- Cân đĩa petri, cho mẫu vào đĩa đủ 20 g (sử dụng cân phân tích).

- Cho cả đĩa và mẫu vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 105oC trong 6 giờ đến khi khối lượng không đổi.

- Cân đĩa và mẫu sau khi sấy. - Tính kết quả:

- Hàm lượng chất khô:X1%= [(B – C) /(A - C)]x100 - Hàm lượng nước: X2%= 100 – X1

- Trong đó:

A: Khối lượng mẫu tươi + khối lượng đĩa (g) B: Khối lượng mẫu + đĩa sau khi sấy (g) C: Khối lượng đĩa petri (g)

Hàm lượng chất xơ:

- Cắt và trộn đều mẫu.

- Cân 2 g mẫu (sử dụng cân phân tích), sấy khô ở nhiệt độ 105oC trong 3 giờ vào cốc 150 ml.

- Thêm 50 ml dung dịch H2SO4 8% và 50 ml nước cất đun sôi, đun sôi 10 phút.

- Phần còn lại rửa gạn với nước nóng 5 lần.

- Thêm nước cất 100 ml, thêm 9 ml dung dịch 30% NaOH và đun sôi 10 phút. - Rửa gạn với nước nóng nhiều lần.

22 - Sấy cặn và giấy lọc cho tới khi trọng lượng không đổi (trong 5 - 6 giờ)

- Tính kết quả: X%= (A-B)/C x 100 - Trong đó: A: Khối lượng cặn + giấy lọc B: Khối lượng giấy lọc

C: Khối lượng mẫu đem phân tích

Dư lượng nitrat

- Xác định hàm lượng nitrat bằng phương pháp so màu với axit disunfophenic - Thuốc thử:

 Axit disunfophenic: Cân 30g phenol tinh khiết hòa tan với 200 ml H2SO4 đặc (d=1,84), lắc đều. Sau đó nối bình với ống sinh hàn hồi lưu và đun trên lò cách thủy trong 6 giờ, để nguội.

 Dung dịch chuẩn nitrat: Cân 0.1631 g KNO3 tinh khiết và hòa tan trong 1 lít nước cất thành dung dịch có nồng độ 0.01 mg NO3/1ml. - Cách xác định:

 Cân 10g mẫu tươi (bỏ bẹ lá), nghiền nhỏ bằng cối sứ.

 Dùng nước cất chuyển mẫu đã nghiền vào bình định mức 250 ml. Lắc đều và thêm nước đến vạch. Sau đó tiến hành lọc qua giấy lọc.

 Lấy 50 ml dung dịch mẫu cho vào bình tam giác.

 Cô cạn mẫu trên bếp cách thủy đến gần khô nhưng không được cháy (khoảng 1 ml). Để nguội và cho vào 1 ml axit disunfophenic, khuấy đều cho tan cặn. Sau 10 phút thêm 25 ml nước cất và lắc đều.

 Trung hòa bằng cách nhỏ từng giọt NaOH cho đến khi pH= 7 (sử dụng máy đo pH).

 Chuyển dung dịch vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch và lắc đều.

 Tiến hành mẫu đối chứng với 50 ml nước cất và đồng nhất thủ tục với mẫu.

 Lập đường chuẩn: Đong 0.5ml, 10 ml, 15 ml, 20ml, 25 ml dung dịch chuẩn 0.01 mg NO3/ml vào bát sứ. Tiến hành xác định như mẫu.

23  Đo mẫu trắng, các tiêu chuẩn và mẫu xác định bằng quang phổ kế tại

bước sóng 420 nm.

 Hàm lượng nitrat trong mẫu đo được xác định dựa trên đường chuẩn dựng được. Kết quả tính theo công thức:

Dư lượng nitrat = a x V x 1000/V1x P (mg/kg) Trong đó:

V: Tổng thể tích rút ra từ mẫu (ml)

V1: Thể tích dung dịch trích để so màu (ml) P: Khối lượng mẫu (g)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)