Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đến số lá cây cải thìa tại các

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 33 - 36)

thời điểm 7, 14 và 21 ngày sau trồng

Cải thìa là rau ăn lá, nên số lá trên cây rất quan trọng. Lá là nơi thực hiện nhiệm vụ quang hợp, tích lũy chất hữu cơ, dự trữ sinh khối và quyết định năng suất cây trồng. Vì vậy số lá/cây cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Lá cải thìa rất to, chỉ chênh lệch một lá nhưng sẽ rất khác nhau về khối lượng. Số lá nhiều hay ít phụ thuộc vào các đặc tính như giống, dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện canh tác như nhau thì sự khác biệt giữa các nghiệm thức là do dinh dưỡng quyết định.

Qua theo dõi thí nghiệm xác định số lá trên cây cải thìa, kết quả được trình bày trong Bảng 8 dưới đây.

Bảng 8: Tác động của 6 loại công thức dinh dưỡng đế số lá cây cải thìa (lá/cây) tại các thời điểm 7, 14 và 21 ngày sau trồng

STT Công thức dinh dưỡng Số lá trên cây cải thìa (lá/cây) 7 NST 14 NST 21 NST 1 Albert 9,04 a 10,50 b 11,38 b 2 Alan Copper 9,08 a 10,96 ab 12,49 a 3 Charles A 9,04 a 11,00 ab 12,13 ab 4 Charles C 8,54 a 10,75 ab 12,17 ab 5 Charles D 9,00 a 11,25 a 12,63 a 6 Sonneveld 8,96 a 10,96 ab 12,12 ab CV% 6,8 4,25 4,64

Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa α=0.05.

Dựa vào Bảng 8 cho ta thấy số lá/cây của 6 nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê ở 7 ngày sau trồng và 14 ngày sau trồng.

Đối với giai đoạn 21 NST số lá/cây của 6 nghiệm thức cũng không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê nhưng khác biệt về mặt kích thước. Nghiệm thức

27 áp dụng công thức dinh dưỡng Charles D có sự khác biệt so với nghiệm thức áp dụng công thức dinh dưỡng Albert. Cụ thể là ở giai đoạn 21 NST công thức Charles D giúp cây phát triển số lá đạt 12,63 lá/cây, công thức Albert chỉ đạt 11,38 lá/cây.

Có sự khác biệt này là do nghiệm thức áp dụng công thức Charles D có nồng độ N cao nhất (16,5435 g/70 lít nước) nên giúp cho lá phát triển tốt nhất. Nghiệm thức áp dụng công thức Albert có nồng độ N trung bình (10,675 g/70 lít nước) và nồng độ EC thấp (EC = 2,0) nên dẫn tới sự phát triển số lá còn thấp.

Hình 2: Cây cải thìa của 6 nghiệm thức ở thời điểm 7 ngày sau trồng

28 Hình 3: Cây cải thìa của 6 nghiệm thức ở thời điểm 14 ngày sau trồng

Hình 4: Cây cải thìa của 6 nghiệm thức ở thời điểm 21 ngày sau trồng

29

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 33 - 36)