các thời điểm 7, 14 và 21 ngày sau trồng
Khả năng tăng trưởng chiều cao cây là kết quả của quá trình hoạt động phân chia tế bào của mô phân sinh. Quá trình này làm cho cây lớn lên, đảm bảo chức năng nâng đỡ và vận chuyển chất dinh dưỡng. Chiều cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây qua mỗi giai đoạn. Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu, phương pháp canh tác, dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong cùng một điều kiện canh tác như nhau thì sự khác biệt về chiều cao giữa các nghiệm thức là do dinh dưỡng quyết định.
Để đánh giá được ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng thử nghiệm đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cải thìa, tiến hành xác định chiều cao cây. Kết quả thu được ở Bảng 7.
Bảng 7: Tác động của 6 loại công thức dinh dưỡng đến chiều cao cây cải thìa (cm/cây) tại các thời điểm 7, 14 và 21 ngày sau trồng
STT Công thức dinh dưỡng Chiều cao cây cải thìa (cm/cây) 7 NST 14 NST 21 NST 1 Albert 10,84 b 16,44 b 19,50 ab 2 Alan Copper 11,20 ab 17,23 ab 18,78 bc 3 Charles A 10,73 b 16,22 b 18,49 bc 4 Charles C 10,86 b 16,62 b 19,27 ab 5 Charles D 11,31 ab 18,05 a 20,47 a 6 Sonneveld 11,66 a 16,57 b 17,78 c CV% 4,78 4,58 5,25
Ghi chú: các giá trị trung bình trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa α=0.05.
25 Dựa vào Bảng 7 cho thấy chiều cao ở giai đoạn 7 NST không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê giữa 6 công thức dinh dưỡng. Không có sự khác biệt này là vì khi vận chuyển cây con từ bầu đất trong vỉ ươm sang môi trường khác làm cho cây bị đứt rễ, dập lá,… dẫn tới cây con bị tổn thương và ở thời kì này hệ rễ cây còn nhỏ nên khả năng hút nước và dinh dưỡng chưa cao. Đồng thời cây bắt đầu tập thích nghi với môi trường mới nên chưa có sự khác biệt (từ môi trường đất sang môi trường thủy canh).
Đối với giai đoạn 14 NST cũng không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê giữa 6 công thức dinh dưỡng nhưng có sự khác biệt về mặt kích thước. Nghiệm thức áp dụng công thức Charles D có chiều cao cây đạt 18,05 cm/cây. Nghiệm thức áp dụng công thức Albert có chiều cao cây chỉ đạt 16,44 cm/cây. Ở giai đoạn này cây đã hoàn thiện hệ thống rễ và đã thích nghi với môi trường nên bắt đầu hấp thu dinh dưỡng mạnh.
Giai đoạn 21 NST đã có sự khác biệt rõ giữa 6 nghiệm thức. Nghiệm thức áp dụng công thức Charles D có chiều cao cây cao nhất đạt 20,47 cm nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức áp dụng công thức Albert. Nghiệm thức áp dụng công thức Sonneveld có chiều cao cây thấp nhất chỉ đạt 17,78 cm nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức áp dụng công thức Alan Copper và Charles A.
Thông qua nhận xét trên có thể thấy công thức Charles D giúp cây cải thìa phát triển chiều cao tốt nhất. Giải thích cho điều này là vì công thức Charles D có EC ban đầu là 2,34 phù hợp với phạm vi EC tốt nhất của dung dịch dinh dưỡng thủy canh từ 1,5 - 2,5 dS/m. EC cao hơn sẽ ngăn cản sự hấp thu dinh dưỡng là do áp suất thẩm thấu, EC thấp hơn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng suất.
Công thức Charles D có nồng độ N cao nhất 16,5435 g/70 lít nước và có lượng P tương đối cao 4,2930 g/70 lít nước. Nitơ là một trong những nhân tố cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của cây trồng (Cash và cs, 2002, dẫn theo Maryam, 2007).
Ngoài ra giữa 6 công thức dinh dưỡng công thức Charles D có nồng độ Ca cao nhất 18,1336g/70 lít nước. Mà Ca có vai trò hết sức quan trọng trong môi
26 trường thủy canh. Ca tham gia hình thành nên thành tế bào và màng tế bào giúp cây cứng cáp. Ca duy trì điện tích (anion-cation) trong tế bào. Thiếu Ca chức năng sinh lí của rễ không bình thường, cây không đồng hóa được nitrat, các quá trình trao đổi chất trong cây bị rối loạn, chồi tận cùng và chóp rễ không phát triển.