quyền lợi người tiêu dùng
Trong những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến xu hướng hội nhập kinh tế sâu, rộng, bao trùm phần lớn các nền kinh tế. Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, giao dịch xuyên biên giới ngày càng có xu hướng gia tăng và
phát triển mạnh mẽ. Việc bùng nổ của phương thức giao dịch thương mại điện tử đã xoá nhòa khoảng cách địa lý giữa người mua và người bán. Thêm vào đó, việc
44
xuất hiện ngày càng nhiều công cụ hỗ trợ giao dịch điện tửnhư kết nối mạng, thiết bịdi động cầm tay khiến người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa ở thị trường các quốc gia khác nhau hay nói cách khác người tiêu dùng ngày càng trở
lên “quốc tế” hơn. Điều này dẫn tới nguy cơ phát sinh các vấn đềliên quan đến
người tiêu dùng ở các giao dịch quốc tế, từ đó, cần có sự hành động của các cơ
quan bảo vệngười tiêu dùng
2.11.3.2.Vấn đề hoàn thiện khung pháp luật trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Sự thay đổi của xu hướng phát triển kinh tế, sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh và tiêu dùng mới đang tác động trực tiếp tới việc hoàn thiện khung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quá trình hoàn thiện này cần lưu ý
một số nội dung như sau:
a. Có tính tới cách thức, vai trò của chủ thể và bản chất hoạt động trong các mô hình kinh doanh mới.
b. Trao đổi, chia sẻthông tin và hướng tới việc hoàn thiện khung pháp luật bảo vệ người tiêu dùng chung cho một khu vực hoặc một phạm vi tổ chức hợp tác.
c. Xây dựng và thực nghiệm cơ chếtrao đổi thông tin và phối hợp giữa các
cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để xử lý các vấn đề tranh chấp xuyên biên giới.
d. Xây dựng và tuân thủđúng các nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện văn
45