Về phạm vi kiểm soát

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 09 NĂM (2011-2019) THỰC THI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 57 - 58)

III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP

3.3.4.3. Về phạm vi kiểm soát

Phạm vi kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung quy định tại Điều 13 Nghị định 99/2011/NĐ-CP được thiết kế theo hướng bao gồm phạm vi kiểm soát cụ thể và phạm vi kiểm soát chung, trong đó:

- Phạm vi kiểm soát cụ thể được xác định theo Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (bao gồm chín trường hợp điều khoản không có hiệu lực) và

Điều 7 Nghị định 99/2011/NĐ-CP (bao gồm những quy định cụ thể về cỡ chữ; ngôn ngữ; tính tương phản giữa nền giấy - màu mực; tính rõ ràng, dễ hiểu);

- Phạm vi kiểm soát chung bao gồm: (i) sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và (ii) nguyên tắc chung về giao kết hợp

đồng.

Nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng dân sựđược quy định tại Điều 389 BLDS 2005, cụ thể như sau:

“1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”

Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự 2015 (có hiệu lực vào 01 tháng 7 năm 2017) đã

loại bỏ quy định nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng tại Điều 389 của Luật Dân sự 2005. Bộ Luật Dân sự mới quy định về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:

- Trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung,

tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 3 các Điều 405 và 406);

- Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sựbình đẳng giữa các bên (khoản

54

hợp đồng theo mẫu.

Hai điều khoản này lại không được Bộ Luật Dân sự 2015 quy định là nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng. Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, đây không còn là một trong những phạm vi xem xét hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung nữa. Sự thiếu vắng quy định nguyên tắc chung về giao kết hợp

đồng sẽ làm giảm đi một căn cứ pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan quản lý nhà

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình xem xét, đánh giá hợp

đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 09 NĂM (2011-2019) THỰC THI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)