Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Luật Bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 09 NĂM (2011-2019) THỰC THI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 62 - 63)

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Luật Bảo vệ quyền

2011-2019 vừa qua, một số vấn đề tồn tại, gây hạn chế, cản trở sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, một số quy định pháp luật chưa điều chỉnh kịp hoặc không có

quy định điều chỉnh các hoạt động mới xuất hiện.

Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chưa hoàn thiện, chưa có sự

thống nhất trong giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Sở Công

Thương, một số UBND cấp huyện chưa phân công nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng cho đơn vị cụ thể. Ngoài ra, vấn đề hạn chế về kinh phí và nguồn lực hiện cũng đang diễn ra phổ biến tại phần lớn các cơ quan, địa phương.

Thứ ba, công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá

nhân kinh doanh chưa hiệu quả. Nguyên nhân một phần do cộng đồng doanh nghiệp chưa quan tâm tới công tác bảo vệ người tiêu dùng; người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại khiếu nại khi quyền lợi của mình bị xâm phạm; một số địa phương chưa xây dựng kênh tiếp nhận thông tin, tư vấn giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật; các quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh chưa hoàn

thiện, chưa được hướng dẫn triển khai cụ thể.

Thứ tư, hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn, cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển do đặc thù của các tổ chức này không thu phí hội viên và đối tượng phục vụ mở rộng cho cả người dân không phải là hội viên.

Thứ năm, xã hội hiện đã xuất hiệc các phương thức kinh doanh và hành vi tiêu dùng mới, chưa được định nghĩa rõ ràng, dẫn tới, các quy định về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa kịp điều chỉnh theo hành vi này.

4.2.Đề xuất

4.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lợi người tiêu dùng

Để khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng và các văn bản hướng dẫn hiện hành, đáp ứng được các yêu cầu khách quan về tăng cường và đẩy mạnh hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và các giai đoạn phát triển tiếp theo thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm

2010 là rất cần thiết.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là để đáp ứng một cách kịp thời các yêu cầu khách quan của thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi

59

tổ chức trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo lập các cơ chế, chính

sách để phát huy sự tham gia hiệu quả của tổ chức xã hội, các chủ thể có liên quan trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Đểđảm bảo hiệu quả của công tác sửa đổi,bổ sung, cần tập trung sửa đổi, bổsung các quy định của Luật còn nhiều bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành.

Đồng thời, bổ sung một sốquy định mới để kịp thời điều chỉnh những vấn đềđã và đang phát sinh trong thực tiễn mà chưa được Luật hiện hành quy định hoặc quy

định không cụ thể, không phù hợp với hệ thống các văn bản pháp luật liên quan khác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 09 NĂM (2011-2019) THỰC THI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)