Về chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 09 NĂM (2011-2019) THỰC THI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 58)

III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP

3.3.4.4. Về chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm

Các chế tài xử lý vi phạm hành chính hiện nay chưa đủtính răn đe và chưa đủ sức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thể hiện ở hai góc độ:

- Thứ nhất, mức phạt tiền thấp. Ngay cảđối với những loại hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất như (i) không đăng ký/ không đăng ký lại và (ii) giao kết hợp

đồng, điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực thì mức phạt tiền tối đa tương ứng cũng chỉ dừng ở mức 100 triệu và 60 triệu và gấp đôi nếu hành vi vi phạm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương trở lên. Mức phạt này không thể so sánh với lợi nhuận mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh thu về từ việc chủđộng ký kết hợp đồng bất chấp các quy định pháp luật về thủ tục đăng ký cũng như nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đặc biệt là với một sốlượng lớn người tiêu dùng.

- Thứ hai, thiếu hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quảcó ý nghĩa thiết thực đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, điều quan trọng nhất là khắc phục

được hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh trước khi gây hậu quả trên thực tế cho người tiêu dùng. Ví dụ đối với giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực, điều quan trọng là cần yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh loại bỏđiều khoản không có hiệu lực đó; đối với hành vi không đăng ký/ không đăng ký lại, cần yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký và ký kết lại với người tiêu dùng nếu hợp đồng đã ký chưa phù hợp quy định pháp luật…

Tuy nhiên, hình thức xử phạt hiện nay chủ yếu mới dừng ở mức phạt tiền hoặc có quy định biện pháp khắc phục hậu quả nhưng vẫn mang nặng nghĩa vụ đối với nhà nước (như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (ví dụ tại khoản 4 Điều 71 Nghịđịnh 185/2013/NĐ-CP)). Dưới góc độ tác động trực tiếp, những hình thức/biện pháp này chưa thực sự hướng tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như chưa phát huy được tác dụng của biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 09 NĂM (2011-2019) THỰC THI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)