Các loại bản vẽ cơ khí.

Một phần của tài liệu MĐ 31 SCBD HT PHANH ABS (Trang 92 - 94)

4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:.

4.4.1 Các loại bản vẽ cơ khí.

Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật quan trọng trong thiết kế cũng như trong sản xuất. Người thiết kế phải thể hiện hình dạng, kết cấu, kích thước và

các yêu cầu kỹ thuật v.v. của sản phẩm bằng bản vẽ. Người công nhân phải căn cứ theo bản vẽ đó để chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, vận hành v.v.

Những bản vẽ dùng trong quá trình sản xuất máy móc gọi chung là bản vẽ cơ khí. Muốn sản xuất một chiếc máy, trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó lại thành chiếc máy.

Tiêu chuẩn tài liệu thiết kế TCVN 3819-83 qui định các loại bản vẽ trong ngành chế tạo máy.

a. Căn cứ theo nội dung: các bản vẽ được chia ra các loại sau.

- Bản vẽ chi tiết: gồm có hình vẽ của chi tiết và những số liệu cần thiết để chế tạo và kiểm tra.

- Bản vẽ lắp: gồm hình vẽ của sản phẩm, bộ phận hay nhóm và những số liệu cần thiết để chế tạo (lắp ráp) và kiểm tra, ví dụ: các kích thước và thông số được kiểm tra trong lúc lắp ráp, chỉ dẫn về đặc tính cơ bản của mối ghép, bảng kêv.v.

- Bản vẽ toàn thể: gồm có hình vẽ hình dạng ngoài của sản phẩm hay phần cấu thành của sản phẩm và những đặc tính cơ bản của chúng, ví dụ: công suất, số vòng quay, khối lượng v.v.

- Bản vẽ kích thước choán chỗ: gồm có hình vẽ đường bao, hình vẽ đơn giản của sản phẩm hay phần cấu thành của sản phẩm và những kích thước choán chỗ, kích thước lắp đặt và lắp nối, chỉ dẫn về vị trí giới hạn của phần chuyển độngv.v.

- Bản vẽ lắp đặt: gồm có hình vẽ đường bao hay hình vẽ đơn giản của sản phẩm hay phần cấu thành của sản phẩm và những số liệu cần thiết để đặt chúng tại chỗ lắp đặt, ví dụ: các kích thước lắp đặt và lắp nối, bảng kê, yêu cầu kỹ thuật về lắp đặt v.v.

- Sơ đồ: gồm có những hình vẽ qui ước hay ký hiệu để biểu diễn sản phẩm, các phần cấu thành của sản phẩm, vị trí tương quan hay liên hệ giữa chúng.

b. Căn cứ theo cách thực hiện: bản vẽ được chia ra các dạng sau.

- Bản vẽ phác: bản vẽ có tính chất tạm thời, vẽ trên giấy bất kì, khi vẽ thường không dùng đến dụng cụ vẽ và không cần theo tỉ lệ một cách chính xác. Bản vẽ phác thường dùng để sử dụng tạm thời trong khi thiết kế và trong sản xuất. - Bảngốc: bản vẽ trên giấy vẽ, dùng để lập bản chính.

- Bảnchính: bản vẽ thực hiện trên vật liệu trong (giấy can, phim ảnhv.v.) có thể in ra bản in được nhiều lần (in ánh sáng, in ảnhv.v.) trên bản chính phải có chữ ký thật của những người có trách nhiệm đối với việc lập ra bản chính. - Bản sao: bản sao y nguyên bản chính trên vật liệu trong (giấy can, phim ảnhv.v.) dùng để in ra những bản in.

- Bản in: bản vẽ, in từ bản chính hay bản sao ra. Bản in dùng để sử dụng trực tiếp trong sản xuất, trong thiết kế và vận hành.

- Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, (hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình tríchv.v.) thể hiện hình dạng và cấu tạo của chi tiết, các kích thước thể hiện độ lớn của chi tiết; các mặt yêu cầu kỹ thuật, như độ nhám bề mặt, dung sai về hình dạng và vị trí của bề mặt, yêu cầu về nhiệt luyện, những chỉ dẫn về gia côngv.v. những nội dung đó thể hiện chất lượng của chi tiết.

Những nội dung có liên quan đến việc quản lý bản vẽ, tên họ và chữ ký của những người có trách nhiệm đối với bản vẽv.v. được ghi trong khung tên của bản vẽ.

Một phần của tài liệu MĐ 31 SCBD HT PHANH ABS (Trang 92 - 94)