4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:.
4.4.4 Dung sai kích thước.
Cơ sở để xác định độ lớn của chi tiết là các số đo kích thước. Cơ sở xác định độ chính xác của chi tiết khi chế tạo là các dung sai của kích thước, dung sai hình dạng và dung sai vị trí của bề mặt chi tiết. Chúng được thể hiện trên bản vẽ chi tiết, người công nhân cắn cứ theo đó để chế tạo và kiểm trav.v.
Trong thực tế sản xuất, do nhiều nguyên nhân khác nhau như độ chính xác của máy công cụ, trình độ của công nhân, kỹ thuật đo lường v.v. đưa đến hình dạngkích thước v.v. của chi tiết được chế tạo không đạt đến mức độ chính xác tuyệt đối. Vì vậy, căn cứ theo chức năng của chi tiết và trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, người ta qui định phạm vi sai số cho phép nhất định đối với các chi tiết. Phạm vi sai số cho phép đó gọi là dung sai.
Khi thiết kế, kích thước của chi tiết được xác định theo tính toán dùng để xác định các kích thước giới hạn và các sai lệch, gọi là kích thước danh nghĩa. Ký hiệu kích thước danh nghĩa của lỗ là D, của trục là d (hình 4.75).
Để xác định phạm vi dung sai của kích thước người ta qui định kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất, đó là hai kích thước cho phép,
giữa chúng chứa kích thước thực. Hình 4.75
Dung sai của kích thước là hiệu của hai kích thước giới hạn đó, ký hiệu dung sai là IT.
- Sai lệch trên là hiệu của kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa. Ký hiệu sai lệch trên của lỗ là ES, của trục là es.
- Sai lệch dưới là hiệu của kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước danh nghĩa. Ký hiệu sai lệch trên của lỗ là EI, của trục là ei.
- Kích thước thực là kích thước đo được trực tiếp trong thực tế trên chi tiết với sai số cho phép.
Miền dung sai được xác định bởi trị số dung sai và vị trí của nó so với kích thước danh nghĩa. Vị trí của miền dung sai được ký hiệu bằng chữ, chữ hoa A, B, C, v.v. Z dùng cho lỗ; và chữ thường: a, b, c, v.v. z dùng cho trục.