4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:.
5.1.1 Vẽ qui ước một số chi tiết, bộ phận 1 Vẽ qui ước ren.
5.1.1.1 Vẽ qui ước ren.
Ren là phần tử của chi tiết máy có ren, chi tiết máy có ren dùng để nối ghép các chi tiết máy khác lại với nhau hoặc dùng để truyền lựcv.v.
Chi tiết có ren nói chung được tiêu chuẩn hoá. Ở nước ta đã ban hành những tiêu chuẩn về ren và các chi tiết có ren.
b. Các loại ren tiêu chuẩn thường dùng.
Ren tiêu chuẩn là ren mà các yếu tố cơ bản của nó đã được qui định trong tiêu chuẩn thống nhất. TCVN qui định một số ren tiêu chuẩn sau đây: - Ren hệ mét: dùng trung mối ghép ren thông thường với prôfin ren là hình tam giác đều (hình 5.1), ký hiệu ren hệ mét là M. Đường kính và bước ren qui định trong TCVN 2247 - 77.
Hình 5.1
Ren hệ mét chia làm ren bước lớn và ren bước nhỏ. Hai loại này có đường kính giống nhau nhưng bước ren khác nhau. Kích thước cơ bản của ren bước lớn qui định trong TCVN 2248 - 77.
- Ren ống: dùng trong mối ghép ren ống với prôfin là tam giác cân có góc ở đỉnh là 550 (hình 5.2). Kích thước đo theo đơn vị inch (1” = 25,4 mm).
Hình 5.2
Ren ống có hai loại, ren ống hình trụ ký hiệu là G và ren ống hình côn ký hiệu là R. Kích thước cơ bản của ren ống hình trụ qui định trong TCVN 4681-89, còn ren ống hình côn được qui định trong TCVN 4631 - 81.
- Ren hình thang: dùng để truyền lực với prôfin ren là hình thang cân, hai cạnh bên tạo với nhau một góc là 450 (hình 5.3).Ký hiệu prôfin là Tr.
Hình 5.3
Kích thước cơ bản của ren thang một đầu mối được qui định trong TCVN 4673 - 89.
c. Cách vẽ qui ước ren.
TCVN 5907 - 1995 biểu diễn ren và các chi tiết có ren (tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 6410/1 - 1993).
- Đối với ren thấy được (ren trục và hình cắt của ren lỗ) được vẽ như sau: + Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm.
+ Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh. Trên hình biểu diễn vuông góc với trục ren, cung tròn chân ren được vẽ hở khoảng 1/4 đường tròn, khoảng hở thường đặt ở góc trên, bên phải đường tròn.
+ Đường giới hạn ren (đoạn ren đầy)vẽ bằng nét liền đậm (hình 5.4). - Trường hợp ren bị che khuất thì tất cả các đường đỉnh ren, đáy ren, giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt (hình 5.5).
- Trường hợp cần biểu diễn, đoạn ren cạn được vẽ bằng nét liền mảnh (hình 5.6). Nếu không có ý nghĩa gì về kết cấu đặc biệt, cho phép không vẽ mép vát đầu ren ở trên hình chiếu vuông góc với trục ren (hình 5.7).
Hình 5.6 Hình 5.7
- Trong mối ghép ren, qui định ưu tiên vẽ ren ngoài (ren trên trục), còn ren trong chỉ vẽ phần chưa bị ghép (hình 5.8).
Hình 5.8
d. Ký hiệu qui ước ren.
Ren được vẽ theo qui ước cho nên trên hình biểu diễn không thể hiện được các yếu tố của ren. Trên các bản vẽ qui định dùng cách ký hiệu để thể hiện các yếu tố đó của ren. Cách ký hiệu các loại ren được qui định theo TCVN 204 - 1993.
-Ký hiệu ren được ghi theo hình thức ghi kích thước và đặt trên đường kích thước của đường kính ngoài ren (hình 5.9).
- Nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi chữ “LH” ở cuối ký hiệu của ren. Nếu ren nhiều đầu mối thì ghi bước ren P trong ngoặc đơn đặt sau bước xoắn (hình 5.10).
Hình 5.9 Hình 5.10
Trong ký hiệu ren nếu không ghi hướng xoắn và số đầu mối thì có nghĩa là ren có hướng xoắn phải và một đầu mối.