Tổ chức cung ứng sản xuất:

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp - Đề tài: “Quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp may 20C – Công ty X20 ” pot (Trang 28)

2.4.1. Cung ứng NVL:

- Đối với hàng Công ty giao cho sản xuất:

Xí nghiệp may 20C nhận lệnh sản xuất từ Công ty giao cho, việc lập kế hoạch và cung ứng NVL do công ty phụ trách và cấp xuống cho Xí nghiệp. Sau khi Công ty giao số lượng sản phẩm thì Công ty cũng tiến hành cung cấp nguyên liệu xuống cho Xí nghiệp. Nguyên liệu dùng cho sản phẩm hàng quốc phòng mà công ty cung cấp cho Xí nghiệp hầu hết là do công ty tự sản xuất. Quy trình cung ứng NVL: Công ty  Xí nghiệp  kho. Xí nghiệp tiếp nhận, quản lý và cung cấp đầy đủ các loại vật tư theo lệnh sản xuất của Công ty cho các hợp đồng sản xuất quân trang, xuất khẩu. Trong quá trình tiếp nhận vật tư kết hợp làm tốt công tác kiểm tra, kịp thời pháy hiện hiện tượng thiếu hụt, hụt khổ, loang màu không đảm bảo về chất lượng.

Vì nguyên liệu được công ty giao nên Xí nghiệp không phải lo lắng trong vấn đề thiếu nguyên liệu nhưng Xí nghiệp cũng không thể chủ động trong tiến độ sản xuất nếu việc cung ứng là không kịp thời và có thể dẫn đến bị chậm tiến độ.

Tại Xí nghiệp, NVL cũng được kiểm định chất lượng, và bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra đội KCS. Nếu NVL nào không đạt yêu cầu sẽ không được nhập kho. NVL đạt yêu cầu thì thủ kho có trách nhiệm tiếp nhận chính xác số lượng, chủng loại. NVL phải nhập đúng kho và phải kiểm tra nếu có thiếu thì phải báo ngay cho phòng vật tư để giải quyết và xử lý.

- Đối với hàng Xí nghiệp tự khai thác:

Việc cung ứng NVL này là do Xí nghiệp đảm nhiệm, trong kế hoạch đầu năm Xí nghiệp đã dự kiến cho năm là sẽ đạt bao nhiêu doanh thu cho hàng tự khai

thác từ đó mà Xí nghiệp co thể tính toán NVL dự trữ. Cũng có thể sau khi nhận được các hợp đồng Xí nghiệp tiến hành tính toán và NVL về để sản Xuất. Nguồn NVL này thì Xí nghiệp sẽ mua của các nhà cung ứng khác nhau trên thị trường tùy theo yêu cầu về sản phẩm cũng như giá cả mà 2 bên có thể thỏa thuận. Việc tổ chức cung ứng, khai thác vật tư cho các hợp đồng kinh tế XÍ nghiệp ký kết sản xuất phải đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng.

Tổ chức thanh quyết toán kịp thời các loại vật tư sản xuất theo tháng, quý, năm cũng như thanh quyết toán theo từng đơn hàng Công ty yêu cầu. Đồng thời thanh quyết toán chính xác vật tư cho các hợp đồng kinh tế khi hợp đồng kết thúc.

Hàng tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số sách thống kê theo dõi vật tư với thực kiểm kê vật tư trong kho so sánh đánh giá thừa thiếu và chất lượng vật tư trong kho, kịp thời xử lý vật tư đạt hiệu quả cao.

Chủ động sắp xếp bố trí lại mặt bằng sản xuất cho hợp lý, sắp xếp hàng hóa trong kho bảo đảm tính khoa hoc, dễ kiểm tra dễ lấy các loại vật tư phải có thẻ theo dõi tình hình nhập, xuất, chất lượng hàng hóa phải được kê kích, che đậy bảo đảm an toàn, chống xuống cấp, chống dột, chống mối.

Nắm chắc chế độ tiêu chuẩn, kịp thời phổ biến hướng dẫn cho người lao động và tổ chức thực hiện theo đúng chính sách chế độ đã được ban hành.

2.4.2. Cung ứng lao động và tiền lương :

Các nguồn nhân lực dùng cho sản xuất là lao động, thiết bị, nguyên liệu và công nghệ. Trong đó nguồn lao động có vai trò quyết định sự phát triển. Là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất. Sử dụng tốt nguồn lao động thể hiện trên các mặt số lượng và thời gian tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng. Việc cung ứng hay bố trí lao động hợp lý sẽ giúp Xí nghiệp tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Lao động trong Xí nghiệp được bố trí, sắp xếp theo tổ chức biên chế hiện nay đã được kiện toàn về số lượng cũng như chất lượng. Số lượng lao động của Xí

nghiệp đã được cố định không thuê lao động tạm thời do vậy việc quản lý lao động cũng khá đơn giản. Quân số hiện có là 345 người, trong đó:

- Ban giám đốc: 1 đồng chí, là người chịu trách nhiệm cao nhất với cấp trên( Công ty ) về công tác chỉ huy và điều hành toàn bộ các hoạt động chung của Xí nghiệp treo điều lệnh quân đội, điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của công ty đã ban hành.

- Lao động gián tiếp: 20 đồng chí làm tại các phòng ban khác nhau với những nhiệm vụ khác nhau.

- 5 tổ sản xuất: 289 đồng chí, mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất được chuyên môn hóa theo công việc. Mỗi công nhân đảm nhận một công việc riêng theo dây chuyền sản xuất.

- 1 tổ dịch vụ: 12 đồng chí chuyên phục vụ về cơm nước cho cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp đã được đầu tư cho nhà bếp để phục vụ ăn ca cho CB, CNV trong Xí nghiệp

- 1 tổ cắt- hoàn thiện: 22 đồng chí, tổ cắt thực hiện cắt các hàng quân trang và hàng xuất khẩu, thỉnh thoảng có các đơn hàng do Xí nghiệp khai thác. Mỗi công nhân cắt có thể cắt hàng quốc phòng cũng có thể cắt được hàng xuất khẩu.

Tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm 21/345 = 6,0%. Đối với Xí nghiệp sản xuất thì tỷ lệ lao động này tuy chưa phải là lý tưởng nhưng cũng có thể chấp nhận được. Việc bố trí lao động tạo Xí nghiệp nhìn chung là ổn đinh, thỉnh thoảng cũng có một số công nhân xin thôi việc nhưng vẫn tham gia đóng bảo hiểm tại Xí nghiệp.

Số cán bộ, nhân viên có trình độ đại học là 3 đồng chí, cao đẳng là 6 đồng chí, trung cấp là 7 đồng chí, sơ cấp là 16 đồng chí. Bậc thợ bình quân là 2/6. Tuy số lượng cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là không cao nhưng hầu đều có kinh nghiệm trong điều hành sản xuất. Bậc thợ bình quân còn thấp cho nên hàng năm Xí nghiệp vẫn đề nghị danh sách lên Công ty để tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, điều này khuyến khích người lao động rèn luyên tay nghề bản thân. Hầu hết việc tuyển lao động trong ngành may đều là tuyển các lao động phổ thông rồi đào tạo tay nghề ngay trong Xí nghiệp. Tuy việc này có thể làm tăng chi phí quản lý nhưng bù

lại Xí nghiệp có thể đào tạo được công nhân làm việc theo yêu cầu mà Xí nghiệp cần.

Xí nghiệp may 20C tiến hành tình tiển lương cho công nhân theo sản phẩm đây là hình thức tiền lương căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm để trả lương cho cán bộ công nhân viên chức. Xí nghiệp áp dụng hình thức này cho những công nhân trực tiếp sản xuất như công nhân cắt, công nhân may, công nhân ép mex, công nhân giặt là…Tiền lương được tính trên mỗi đơn vị sản phẩm mà người công nhân làm ra. Để thực hiện được công việc trả lương này Xí nghiệp cần:

+ Chuẩn bị về nhân lực: Khi tổ chức trả lương theo sản phẩm, việc chuẩn bị về nhân lực là vấn đề cần thiết vì con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Xí nghiệp đã có những chuẩn bị cần thiết cho vấn đề quan trọng này:

+ Chuẩn bị về kế hoạch sản xuất:

 Kế hoạch sản xuất phải rõ ràng cụ thể

 Phải tổ chức cung cấp đầy đủ thường xuyên nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và phương tiện phòng hộ lao động để công nhân có thể sản xuất được liên tục. * Cách tính: Tiền lương của lao động trực tiếp được hợp thành bởi các bộ phận là lương sản phẩm, lương chủ nhật, lương làm thêm giờ, lương ngày lễ, lương lũy tiến.

+ Lương sản phẩm trực tiếp

Lương SP = Số SP x Đơn giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn giá tiền lương cho mỗi công đoạn may được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương của một sản phẩm chuẩn. Cách tính lương sản phẩm cho từng người căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ đảm bảo chất lượng. Đơn giá lương sản phẩm được Hội đồng lương xét duyệt trên cơ sở định mức lao động do phòng kỹ thuật cấp cho từng loại sản phẩm. Trong đó lương một sản phẩm được chia ra làm nhiều công đoạn như công đoạn cắt, may, là, đóng gói… Đơn giá sản phẩm sẽ được phòng kĩ thuật xác định cho từng chi tiết cụ thể của từng loại mã hàng.

Lương SP

Lương CN = x CN NC

+ Lương thêm giờ:

Với mỗi giờ làm thêm ngòai giờ hành chính, công nhân sẽ được tính bằng 150% giờ làm hành chính.

Lương SP

Lương TG = x LTG (50%) x 50% NC x 8 + LTG (50%)

+ Lương ngày lễ: Lương ngày lễ = Số ngày lễ x LCB/ngày Trong đó:

- Lương SP: Lương sản phẩm (được thông kê phân xưởng tính ngay tại phân xưởng)

- Số SP: Số sản phẩm công nhân làm được trong tháng

- Đơn giá: Là đơn giá cho từng bước công việc hoàn thành, từng sản phẩm hoàn thành công nhân sản xuất trực tiếp do công ty quy định.

- Lương CN: Lương chủ nhật

- CN: Số ngày chủ nhật làm trong tháng

- NC: Ngày công

- Lương TG : Lương tính cho công nhân làm thêm giờ từ 17h đến 21h ngoài giờ hành chính.

- LTG (50%): Số giờ làm thêm trong tháng + Lương sản phẩm lũy tiến:

Xí nghiệp chỉ áp dụng hình thức này ở những khâu chủ yếu của dây chuyền sản xuất nhằm “kích” hoạt động này vượt qua mức bình thường , đảm bảo cân đối được với các bộ phận khác trong Xí nghiệp. Chẳng hạn, xưởng cắt là xưởng thường xuyên trong tình trạng cắt hàng chậm ảnh hưởng tới các tổ may (do chỉ có một tổ cắt với số lượng công nhân ít ỏi trong khi có tới 3 xí ng5 tổ may). Áp dụng hình thức này sẽ khiến cho công nhân cắt tích cực sản xuất nhằm đạt được mức sản phẩm

lũy tiến cao. Ngoài ra, cuối năm, các đơn hàng may đo trong nước liên tục được đặt và yêu cầu xuất hàng gấp nên giám đốc Xí nghiệp cũng cho phép áp dụng hình thức lương sản phẩm lũy tiến cho công nhân toàn Xí nghiệp. Xí nghiệp áp dụng hình thức tính lương sản phẩm có luỹ tiến để khuyến khích công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao, thêm vào đó công nhân cắt nếu thực hiện cắt tiết kiệm vải hơn so với định mức đưa ra sẽ được tính thưởng theo % giá trị của vải tiết kiệm được.

Lương luỹ tiến của công nhân được tính trên cơ sở: Khi công nhân sản xuất đạt mức năng suất vượt mức năng suất lao động do Xí nghiệp quy định những sản phẩm vượt năng suất sẽ được thưởng. Đối với số sản phẩm được sản xuất ra trong phạm vi định mức khởi điểm lũy tiến thì được trả theo đơn giá bình thường, còn số sản phẩm được sản xuất ra vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến, nghĩa là có nhiều đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm lũy tiến. Nếu vượt mức với tỉ lệ cao thì được tính những sản phẩm vượt mức bằng những đơn giá cao hơn.

Bên cạnh đó, là các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm, tiền lương nghỉ phép…. Toàn bộ các khoản này đều được cộng vào lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng.

Ví dụ: Trong tháng 6, chị Phạm Thị Thanh Loan là thợ bậc 2, hệ số lương: 2.01 làm được 286 SP; đơn giá 2,900 đồng; làm 19 ngày; làm thêm 9giờ, làm 2 ngày chủ nhật. Lương của chị được tính như sau:

Lương SP = 286 x 2,900 = 829.400 đồng Lương CN = (829.400 : 19) x 2 = 87.305 đồng

829.400

Lương TG (50%) = x 9 x 50% = 23.182 đồng 19 x 8 + 9

Chị được lĩnh tiền phụ cấp, ăn ca và ngày lễ là 241.746 đồng Vậy tổng lương và thu nhập trong tháng của chị Loan là 829.400 + 87.305 + 23.182 + 241.746 = 1.181.633 đồng

Để có thể đánh giá chính xác được tiền lương của lao động trực tiếp thì một công tác không thể thiếu được đó là kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Ở cuối mỗi công đoạn sản xuất thì sản phẩm (bán thành phẩm) đều được nhân viên KCS kiểm tra trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Bán thành phẩm từ tổ cắt giao cho tổ may và sản phẩm từ tổ may giao về kho sản phẩm phải được kiểm tra đạt yêu cầu mới được bàn giao. Khi phát hiện những điểm không phù hợp về vật tư nguyên liệu, chất lượng sản phẩm đều phải được phản ánh kịp thời về ban tổng hợp thông qua hệ thống báo cáo và hệ thống sổ sách.

100% sản phẩm sau khi hoàn thiện đều được kiểm tra lần cuối (do bộ phận kiểm hóa của xí nghiệp đảm nhiệm), trước khi hàng nhập kho và giao cho khách hàng những sản phẩm phải đạt chất lượng mới được xuất trả cho khách.

Xí nghiệp đề cao trách nhiệm của bộ phận kiểm hóa (KCS) để đảm bảo không có sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm có lỗi sót lọt tới khách hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm cả hàng xuất khẩu và hàng nội địa còn nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm , quản lý chất lượng SP còn có những sơ hở, thiếu chặt chẽ, hiện tượng KCS để lọt SP kém chất lượng vẫn còn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương như trên đã mang lại những ưu điểm:

Sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao động”.

Tiền lương công nhân nhận được căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nên đã thúc đẩy công nhân không những phấn đấu hoàn thành công việc mà còn phấn đấu hoàn thành vượt mức sản lượng giúp phân xưởng hoàn thành được kế hoạch Công ty giao cho.

Bên cạnh đó, tiền lương nhận được còn căn cứ vào chất lượng sản phẩm hoàn thành, chỉ những sản phẩm tốt mới được trả lương nên khuyến khích người

công nhân không những hoàn thành với số lượng sản phẩm cao nhất mà còn với chất lượng tốt nhất. Điều này được thể hiện rõ qua tỉ lệ sai hỏng hàng năm của công ty giảm dần và luôn dưới mức 5%.

Hàng tháng Xí nghiệp tiến hành tình lương và trả cho CBCNV, bình quân mỗi tháng Xí nghiệp phải chi ra khoảng 600 triệu để trả lương cho CBCNV. Như vậy lương bình quân của mỗi người trong Xí nghiệp là 1,739 triệu đồng.

2.4.3. Cung ứng vốn:

Xí nghiệp hoạt động với nhiều nhiệm vụ khác nhau trong đó có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển số vốn mà Công ty giao. Khi thành lập Xí nghiệp được giao một số vốn nhất định và khi tiếp nhận công việc quản lý điều hành sản xuất các giám đốc Xí nghiệp phải đảm bảo và phát triển số vốn ban đầu. Hàng năm công ty vẫn cung ứng vốn cho Xí nghiệp nhưng dưới dạng tài sản. Nhưng lượng vốn này không đều và cũng không thường xuyên. Số tiền mà Xí nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất chủ yếu là số tiền vốn ban đầu và lợi nhuận qua các năm mà Xí nghiệp đạt được.

2.5. Tổ chức sản xuất sản phẩm:

Xí nghiệp may 20C sản xuất hàng may mặc theo công nghệ khép kín với các loại máy móc chuyên dụng. Mỗi công đoạn của quá trình sản xuất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Xí nghiệp đã tiến hành chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất và tổ chức thành 5 dây chuyền sản xuất, mỗi dây

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp - Đề tài: “Quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp may 20C – Công ty X20 ” pot (Trang 28)