Xí nghiệp may 20C sản xuất hàng may mặc theo công nghệ khép kín với các loại máy móc chuyên dụng. Mỗi công đoạn của quá trình sản xuất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Xí nghiệp đã tiến hành chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất và tổ chức thành 5 dây chuyền sản xuất, mỗi dây chuyền là một tổ tiến hành may ghép các BTP thành các thành phẩm hoàn chỉnh. Như vậy công việc của mỗi công nhân khá đơn giản, họ chỉ cần đảm nhiệm một công đoạn nhỏ trong dây chuyền công nghệ. Điều này khuyến khích công nhân có thể tăng năng suất lao động nhưng cũng tạo ra sự nhàm chán trong công việc. Quy trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp được chia thành các công đoạn và các bước công việc cụ thể. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc quản lý điều hành sản xuất tại Xí nghiệp. Mặt khác, việc chia quy trình sản xuất thành từng công đoạn không những tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân công hiệp tác trong sản xuất, bố trí sản xuất phù hợp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra và nghiệm thu sản
phẩm. Do đó, có thể nói việc xác định các công đoạn cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát quá trình sản xuất được chặt chẽ và có quy trình cụ thể. Điều này giúp Xí nghiệp đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều hành sản xuất sản phẩm.
Khi kế hoạch sản xuất được lập xong và được phê duyệt, Xí nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm theo lệnh và kế hoạch. Kế hoạch được đưa đến phòng kỹ thuật và bắt đầu công đoạn tính toán, kiểm tra NVL. Sau khi hoàn tất các công việc trên thì bắt đầu xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm. Sản phẩm tại Xí nghiệp được sản xuất theo quy trình như sau:
Hình 2.5. Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp may 20C
NVL Tổ cắt Tổ may 1 Tổ may 2 Tổ may 3 Tổ may 4 Tổ may 5 Kho thành phẩm Xuất trả khách hàng Là, Đóng gói
(Nguồn: phòng kỹ thuật Xí nghiệp may 20C)
+ Công đoạn cắt: nguyên liệu được đưa lên xưởng cắt: sau khi trải vải, công nhân tiến hành giát sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì sản phẩm của Xí nghiệp có thể là hàng quốc phòng, hàng kinh tế hay hàng xuất khẩu đều cùng một tổ cắt. Xí nghiệp không phân thành các tổ cắt hàng quốc phòng, hàng xuất khẩu riêng biệt vì lượng hàng xuất khẩu thường chiếm khối lượng nhỏ. Nếu Xí nghiệp tổ chức phân công thành các tổ cắt riêng biệt thì có thể công nhân sẽ không có việc làm. Do vậy việc kiêm nhiệm các công việc khác nhau trong tổ cắt cũng có thể giúp Xí nghiệp dễ quản lí và tiết kiệm chi phí.
Đối với hàng quốc phòng, Xí nghiệp chuyên sản xuất về mặt hàng này cho nên việc cắt theo các mẫu mà Công ty giao xuống cũng là công việc mà các công nhân cũng khá thành thạo. Mặt khác mặt hàng này cũng có đặc điểm là ít thay đổi về kiểu dáng và mẫu mã cho nên việc tăng năng suất qua các năm là điều không khó đối với Xí nghiệp.
Trong công đoạn cắt các nhân viên của bộ phận KCS cũng tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện công việc, công nhân thực hiện có đúng quy trình không và cắt có đúng mẫu và chiều vải hay không. Nếu các bán thành phẩm không đảm bảo yêu cầu thì phải trả lại tổ cắt và công nhân cắt BTP đó phải chịu trách nhiệm. Nếu sản phẩm còn sửa chữa được thì công nhân đó phải sữa chữa lại nếu không sửa được thì công nhận đó phải chịu trách nhiệm theo quy định.
+ Công đoạn may: Các BTP sau khi hoàn thành được kiểm tra xem đã đạt yêu cầu chưa, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành phân bổ xuống các tổ may còn nếu chưa đạt yêu cầu thì trả lại tổ cắt.
NVL sau khi được cắt thành các BTP thì tiến hành phân công công việc đến các tổ may. Căn cứ vào khẳ năng của từng tổ và kế hoạch sản xuất mà phân công các lượng công việc khác nhau. Công đoạn may được tổ chức theo dây chuền và chuyên môn hóa, mỗi công nhân đảm nhận một công việc trong dây chuyền may. Vì vậy mà việc công nhân đảm nhận cũng phải thực hiện tốt, nếu không sẽ làm chậm tiến độ của các công nhân khác trong dây chuyền. Cũng có thể việc làm này sẽ gây
ra áp lực cho công nhân nên có nhiều công nhân đã đi làm sớm và về muôn hơn thời gian để đáp ứng theo dây chuyền sản xuất.
Trong công đoạn may cũng vậy: phải tiến hành kiểm tra các quy trình thực hiện để kịp thời phát hiện ra những sai sót tránh tình trạng sản phẩm hoàn thành phải trả lại để sửa chữa. Việc làm này sẽ tốn thời gian và chi phí cho Xí nghiệp.
Hình 2.6. Sơ đồ 6: Quy trình hoàn thành sản phẩm:
(Nguồn: phòng kỹ thuật Xí nghiệp may 20C)
Sau khi hoàn thành sản phẩm thì chuyển các sản phẩm hoàn thành xuống phân xưởng mài, giặt đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng.
Sau khi hoàn thành công đoạn may các sản phẩm được đưa ra đến bộ phận cắt chỉ được bố trí ngay ngoài các tổ may để cắt chỉ cho sản phẩm.
+ Công đoạn là, đóng gói:
BTP và phụ liệu Các tổ may KCS công đoạn Tổ hoàn thiện KCS sản phẩm hoàn thiện Trạng thái SP qua kiểm tra Nhập kho SP
Các sản phẩm hoàn thành đã được làm sạch được đưa đến bộ phận là. Các sản phẩm sau khi được là xong thì tiến hành kiểm tra lại lần nữa để chuẩn bị cho đóng gói sản phẩm. Sau khi kiểm tra sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì tiến hành đóng gói sản phẩm có thể theo cỡ, cũng có thể theo bộ sản phẩm có đủ các cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.
+ Công đoạn nhập kho thành phẩm:
Bộ phận bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hoàn thiện đã được đóng gói, lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường. Việc trực tiếp xuất kho giao hàng cho khách hàng hay xuất kho thành phẩm giao về cho Công ty là tuy và mỗi lệnh của Công ty. Có khối lượng Xí nghiệp có thể trực tiếp giao cho khách hàng và được khách hàng thanh toán nhưng cũng có lô hàng Xí nghiệp phải chuyển về Công ty để Công ty xuất trả khách hàng.
Nhìn chung trong từng giai đoạn Xí nghiệp đều sử dụng công nghệ mới có thể sản xuất những mặt hàng đỏi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao; hao phí nguyên liệu thấp.
Tổ may 1,2,3,4,5: Thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản phẩm may mặc, trang phục. Căn cứ vào kế hoạch cụ thể và năng lực của từng tổ lãnh đạo Xí nghiệp phân công công việc cho các tổ. Tổ trưởng các tổ may căn cứ vào kế hoạch được giao, tổ chức rải chuyền nước chảy từ A đến Z sao cho hợp lý, phù hợp để đảm bảo chất lượng và thời gian nhập hàng. Trong quá trình may các BTP thành các thành phẩm tổ may phải kết hợp với tổ kỹ thuật kiểm tra chi tiết từng công đoạn BTP may. Bước đầu kiểm tra công đoạn ban đầu của sản phẩm may: tiến hành kiểm tra màu sắc, chất lượng nguyên phụ liệu bằng trực quan, thông qua bảng màu NPL của mã hàng. Kiểm tra kích thước, kiểu dáng, màu sắc, quy cách lắp ráp và đối xứng các chi tiết bằng thiết bị trực quan và thước so sánh với mẫu dưỡng chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật phần thông số, kích thước vị trí các chi tiết. Kiểm tra các BTP ép mex và kiểm tra may các công đoạn bằng cách trực quan thao tác đo, so sánh các phần chi tiết đối xứng.
Kiểm tra toàn bộ sản phẩm may: Kiểm tra chất lượng đường may, vệ sinh công nghiệp: kiểm tra trên tất cả các sản phẩm bằng trực quan và thước đo. Các sản
phẩm phải đảm bảo đường may êm, phẳng, mí chiết không sểnh sùi, rúm, không bỏ mũi, đảm bảo đúng mật độ chỉ, thông số đúng trong dung sai cho phép. Đối với kiểm tra thông số sản phẩm may chỉ kiểm tra xác suất 20% các thông số chính hàng xuất khẩu. Các sản phẩm sản xuất phải đảm bảo yêu cầu của khách hàng.
2.6. Quản lý máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị là tài sản quan trọng của doanh nghiệp sản xuất, vì vậy mà Xí nghiệp rất quan tâm đến công tác kiểm tra máy móc thiết bị, bảo dưỡng, bảo hành và sửa chữa định kỳ. Công tác kiểm tra lau chùi máy móc được Xí nghiệp giao cho đoàn thanh niên đảm nhận, nếu kiểm tra thấy có sự cố hay hỏng hóc thì việc sửa chữa bảo hành máy móc sẽ do phòng kỹ thuật của Xí nghiệp đảm nhận. Đối với máy móc thiết bị đã khấu hao hết giá trị và cũng không còn sử dụng được thì Xí nghiệp phải trình bày lên Công ty để được trang bị các trang thiết bị mới phục vụ kịp thời cho sản xuất.