Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam doc (Trang 78 - 82)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư

Hiện nay ở Việt Nam, kinh doanh tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng là loại hình nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Để hoạt động tín dụng có chất lượng và hiệu quả nhất thì cơng tác thẩm định dự án đầu tư là nhân tố quyết định nhất. Do đó, thẩm định đầu tư dự án có vai trị rất quan trọng, địi hỏi các NHTM Việt Nam nói chung và NHNT nói riêng là phải nhanh chóng hồn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu của chiến lược sử dụng vốn của Ngân hàng Ngoại thương là Tăng trưởng_An toàn_ Hiệu quả.

Theo nội dung văn bản “Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư trung dài hạn” của phòng Đầu tư dự án NHNTTW ban hành, các nội dung thẩm định đã được trình bày khá rõ ràng, trình tự và đầy đủ. Tuân thủ theo đúng quy trình đó, sẽ có được kết quả thẩm định chính xác và chặt chẽ phục vụ cho việc ra quyết định của ngân hàng. Tuy nhiên một số nội dung cần được sửa đổi theo hướng hoàn thiện, nhất là một số nội dung thẩm định trên phương diện tài chính.

Ngân hàng cần quan tâm tới tính chính xác, và quy định cụ thể những nội dung trong tổng tổng vốn đầu tư của một dự án. Hiện nay theo như tài liệu, NHNT đã phân chia tổng vốn đầu tư theo các tiêu thức: Vốn xây lắp, vốn thiết bị, vốn lưu động nhưng nên chăng có thêm một số tiêu thức khác như: Vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp chi phí khác…Vì theo đánh giá của cán bộ thẩm định hiện nay, tổng vốn đầu tư cho dự án khi trình lên thường có xu hướng thấp hơn tổng vốn thực tế khi dự án đi vào hoạt động. Lý do khi dự án đi vào hoạt động phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới, hoặc chủ đầu tư tự ý giảm tổng vốn đầu tư để dễ nhận được sự chấp thuận của ngân hàng hơn. Do vậy để dự đốn chính xác tổng vốn đầu tư cũng như thuận lợi cho công tác hạch tốn, ngân hàng khơng nên dựa vào hồ sơ chủ dự án trình lên mà cần tham khảo thông tin từ những dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động. Ngoài ra, các dự án thường hoạt động trong nhiều năm, ngân hàng cần phân tích sự biến động của các nhân tố tác động tới tổng vốn đầu tư như lạm phát, giá bán,…để có những quyết định, phương án dự phịng xử lý kịp thời.

Cơng tác thẩm định của ngân hàng phải được tiến hành độc lập, không nên chỉ dựa vào những tính tốn do chủ đầu tư trình lên, tránh tình trạng tính thiếu hay tính thừa vốn đầu tư. Ngoài ra cần bổ sung thêm những khoản chi phí mà chủ đầu tư thường khơng tính đến hoặc bổ sung thêm những chi phí dự trù phát sinh làm tăng chi phí như: lãi vay trong thời gian thi cơng (chưa có sản phẩm, chưa thu được lợi nhuận), chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ dự án, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Nhất là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, nếu khơng tính chính xác sẽ dẫn đến dự án khơng thể đi vào hoạt động theo đúng tiến độ, khấu hao máy móc tăng cao.

●Xác định cơ cấu doanh thu, chi phí, luồng tiền của dự án.

Sự phù hợp của kết quả dự tốn doanh thu, chi phí với kết quả thực tế khi dự án đi vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào việc phân tích thị trường đầu vào, đầu ra và các nhân tố ảnh hưởng. Khi thẩm định, ngân hàng cần đưa ra những mơ hình phân tích khoa học, khách quan về cung cầu hiện tại cũng như trong tương lai, nguồn cung cấp nguyên liệu và khả năng tiêu thụ của sản phẩm, so sánh sản phẩm với các sản phẩm tương tự cạnh tranh trên thị trường, tất cả đều phải được lượng hố cụ thể chứ khơng

chỉ dựa vào cảm tính và công suất thiết kế của máy móc. Tất nhiên ngân hàng sẽ không đi làm công việc của một hãng Marketing, mà ngân hàng sẽ xem xét vấn đề trên góc độ của người cho vay.

Về chi phí sản xuất, các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi suất vay vốn lưu động ngân hàng khơng nên chấp nhận cách tính toán của chủ đầu tư một cách thụ động. Vì đây là những chi phí khơng được quy định rõ ràng việc tính tốn không đủ thông tin nên ngân hàng cần so sánh với các chỉ tiêu của các dự án tương tự (dự án mới) và tham khảo chỉ tiêu cũ những năm trước

● Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Hiện nay, lý thuyết cũng như thực tiễn để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính một dự án đầu tư người ta thường sử dụng 4 phương pháp: phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR), thời gian hoàn vốn (PP), chỉ số doanh lợi (PI). Đây là các chỉ tiêu khá quan trọng, giúp cán bộ thẩm định có thể đưa ra những đánh giá khái quát về chất lượng công tác thẩm định. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp đánh giá này không nên cứng nhắc, nguyên tắc mà đòi hỏi ngân hàng phải vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và trong từng dự án cụ thể, có thể thêm một số chỉ tiêu như MIRR, BCR để việc phân tích được chặt chẽ và tồn diện hơn

● Về thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Đối với những chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước (chiếm đa số trong lượng khách hàng vay trung và dài hạn của ngân hàng), họ phải nộp một khoản là thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khoản này được trích sau khi tính lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, khi tính CF (dịng tiền qua từng năm), ngân hàng cần quan tâm tới điều này.

● Về thời gian hoạt động

Tính tốn các chỉ tiêu liên quan tới giá trị thời gian của tiền thì phải căn cứ vào các dòng tiền phát sinh trong suốt cuộc đời dự án, không nên chỉ xem xét trong thời gian vay nợ như hiện nay. Với dự án khơng xác định được rõ thời gian hoạt động thì ngân hàng có thể lấy thời gian khấu hao thiết bị để tính tốn.

Ngân hàng cần yêu cầu chủ dự án lập các báo cáo tài chính tạm thời của các năm trong thời hạn vay của dự án đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đồi kế tốn làm cơ sở xem xét tính hợp lý của kế hoạch chuẩn bị ngân quỹ, khả năng trả nợ , phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán vốn..đánh giá mức độ rủi ro của khoản cho vay. Trong phân tích tài chính dự án năm, ngân hàng có thể sử dụng phương pháp tỷ lệ với một số chỉ tiêu chính như sau: khả năng thanh tốn hiện hành, khả năng thanh tốn nhanh, vốn lưu động rịng, hệ số nợ, ROA, ROE.

Ngoài phân tích tỷ lệ, ngân hàng có thể sử dụng phương pháp phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp phân tích tiền mặt..để đánh giá tài chính dự án năm

● Phân tích rủi ro

Các phương pháp thẩm định hiện đại khơng chỉ phân tích dự án trong trạng thái tĩnh mà cịn phân tích chúng trong trạng thái động. Như vậy, ngân hàng có thể đánh giá được mối tương quan giữa rủi ro và lợi ích của dự án. Mối tương quan hợp lý thì dự án sẽ được chấp nhận đồng thời ngân hàng có thể đề xuất các biện pháp quản lý, hạn chế rủi ro để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng mà vẫn không bỏ qua các cơ hội cho vay tốt.

Hai phương pháp mà ngân hàng có thể sử dụng phổ biến trước mắt là: phân tích độ nhạy và phân tích trường hợp. Phân tích mơ phỏng tuy có độ chính xác cao nhưng phải có cơ sở dữ liệu phong phú, phải xác định được xác suất xảy ra và có phương tiện kỹ thuật hiện đại, áp dụng phương pháp này là chưa thực tế ở Việt Nam

●Phân tích độ nhạy

Có thể mở rộng bằng cách kết hợp một số yếu tố đầu vào cùng một lúc cũng như chi tiết hơn các yếu tố biến động vì thực tế ít khi chỉ có một nhân tố biến động. Từ đó ngân hàng cót hể xác định chỉ số nhạy cảm hoặc vẽ đồ thị cho thấy độ co dãn của chỉ tiêu tài chính theo các biến đầu vào

● Phân tích tình huống

Ngân hàng có thể yêu cầu chủ đầu tư đưa ra những phương án tốt nhất cho dự án (công suất, giá bán đạt cao nhất, vốn đầu tư thấp..) và phương án xấu nhất của dự

án (công suất thấp, giá bán thấp, vốn đầu tư lớn…),xác suất xảy ra từng phương án và sau đó so sánh với trường hợp đã được dự tính trong dự án để đánh giá mức độ rủi ro lớn nhất hoặc thấp nhất của dự án.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam doc (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)