Ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam doc (Trang 83 - 85)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng

3.2.3. Ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các khoản nợ quá hạn

Vì đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm do đó khoản cho vay trung và dài hạn chứa rủi ro cao. Khi phát hiện khoản vay có dấu hiệu khơng thu hồi được, ngân hàng cần có các biện pháp ngăn ngừa sau:

 Quản lý, giám sát khoản vay: ngân hàng thực hiện giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng. Ngân hàng phải yêu cầu cung cấp các báo cáo tài chính cầu thường kỳ hơn nếu thấy ngân hàng đang gặp có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng.

 Rà soát và xem lại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng: Ngân hàng cần xem xét liệu tài sản đảm bảo này có bán được trong điều kiện kinh doanh bình thường khơng và như thế nào, bán trong điều kiện kinh doanh khơng bình thường như thế nào.

 Thực hiện liên kết với các tổ chức tín dụng khác, giữa ngân hàng với các tổ chức phi ngân hàng, ngân hàng và các định chế tài chính khác. Việc làm này có tác dụng: ngân hàng có được các thơng tin q báu để nhìn nhận đánh giá khách hàng đúng đắn hơn, ngăn ngừa được sự ham muốn mưu lợi bất chính của khách hàng, nâng cao nghiệp vụ thông tin giữa các bộ phận chuyên môn của các tổ chức tín dụng với nhau, tăng năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngồi, thống nhất trong chính sách giảm bớt sự biến động trên thị trường tiền tệ. Khi các vay của khách hàng bị xuống hạng, ngân hàng cần có những biện pháp khắc phục sau:

 Yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay.

 Nếu thấy việc xuống hạng của khoản vay là do việc xác định kỳ hạn trả nợ hay thời hạn cho vay la chưa phù hợp với chu kỳ kinh doanh và thu nhập của khách hàng, ngân hàng có thể cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ khi xét thấy khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ trong tương lai.

Nếu khoản nợ quá hạn xảy ra, cần có những biện pháp xử lý cụ thể như sau:

 Phân tích ngun nhân gây ra nợ q hạn, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với những khách hàng mà nợ q hạn có tính chất tạm thời, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay. Việc cho vay đảm bảo thu hồi vốn, giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ có thể áp dụng biện pháp xác định cơ cấu nợ. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng,khách hàng chứng minh đựoc khả năng hồn trả khi đến hạn thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại nợ. Ngân hàng phải giám sát trật chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng để thực hiện việc cơ cấu lại nợ.

 Đối với khách hàng gặp khó khăn tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, ngân hàng cần quản lí chặt chẽ khoản vay của khách hàng như sau:

 Tìm các khách hàng có khả năng về mặtt tài chính nhận nợ của khách hàng khó khăn để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản, đảm bảo khả năng trả nợ.

 Ngân hàng rà sốt tài sản đảm bảo, tình trạng của tài sản, hồ sơ pháp lí để có thể phát mại tài sản đảm bảo cho khoản nợ.

 Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay.

 Thực hiện biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như: miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, khơng tính lãi phạt,... áp dụng đối với khách hàng có thiện chí trả nợ.

 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đối với khoản nợ xấu: các khoản nợ mà ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục và xử lý nhưng vẫn không thu hồi được nợ, hoặc những khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm ( - ) cả gốc và hoặc những khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà ngân hàng không thể khắc phục được.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam doc (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)