Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam doc (Trang 51 - 55)

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương

2.2.1.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

♦ Quan điểm tổng quát của Ngân hàng Ngoại thương về rủi ro tín dụng

 Khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 khách hàng, 01 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 01 loại tiền tệ; và tại một địa bàn.

 Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án đầu tư lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

 Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc và năng lực của chi nhánh.

♦ Hình thức

Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện dưới hình thức:

 Các Quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành.

 Định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.  Cơng văn, Thôgn báo cho thành viên Ban Điều hành ký.

♦ Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản

Giới hạn tín dụng đối với 01 khách hàng

● Khái niệm

Giới hạn tín dụng của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà Ngân hàng Ngoại thương chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời ký (1 năm).

Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong Giới hạn tín dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phàn L/C miễn ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi.

● Mục đích và ý nghĩa

Áp dụng giới hạn tín dụng nhằm định hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Ngoại thương theo chuẩn mực quốc tê và có những ý nghĩa sau:

 Quản lý rủi ro đối với một khách hàng. Trước đây, mỗi phòng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng để cung cấp loại dịch vụ mà phịng ban mình được phân cơng (phịng tín dụng xây dựng mức cho vay độc lập với việc phòng thanh tốn xây dựng mức hạn mức mở L/C), do đó thơng tin về một khách hàng bị phân tán. Giới hạn tín dụng sẽ khắc phục tình trạng này.

 Tăng cường tính tập thể, khách quna trong hoạt động tín dụng. Do Giới hạn tín dụng phải được thơng qua Hội đồng Tín dụng nên thực chất việc cấp tín dụng đến việc khách hàng được một tập thể xem xét quyết định.

 Mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt độn tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. Do Giới hạn tín dụng được xác định định kỳ, trước khi khách hàng có nhu cầu nên chi nhánh có thể chủ động tiếp cận khách hàng, rút ngắn thời gian thẩm định.

● Thời hạn và Thẩm quyền xác định Giới hạn tín dụng

Việc xác định Giới hạn tín dụng cho khách hàng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm đảm bảo cơ sở lập kế hoặch tiếp cận khách hàng trong năm.

Việc duyệt Giới hạn tín dụng cho khách hàng được chia thành 2 cấp, theo đó các Hội đồng tín dụng cơ sở có các mức thẩm quyền duyệt khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực chi nhánh. Các Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt.

♦ Phân vùng đầu tư

Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngồi vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài.

Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm tại địa bàn đầu tư của chi nhánh khác (chi nhánh sở tại) nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án, với điều kiện là có thỏa thuận bằng văn bản với chi nhánh sở tại.

Việc phân bổ vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở:  Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở;  Năng lực tài chính của chi nhánh.

♦ Phân chia thẩm quyền quản lý rủi ro tín dụng cơ bản

Nhằm vừa tạo tính linh hoạt, vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc ban hàng quy định thẩm quyền xét duyệt cho vay theo các cấp như sau:

● Giám đốc chi nhánh:

Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế trên địa bản và năng lực quản lý. Mức thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lầm cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ (trừ lĩnh vực/mặt hàng mang tính đặc thù riêng). Các khoản cho vya khác có giá trị nằm trong Giới hạn tín dụng đã được duyệt, Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, Chi nhánh phải trình Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt.

● Tổng Giám đốc

Các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng được quyền xem xét và quyết đinh; các khoản từ trên 100 tỷ đến 120 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định; các khoản lớn hơn 120 tỷ đồng phải do Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt.

● Hội đồng tín dụng

Hội đồng tín dung là tổ chức hỗ trợ cho Tổng Giám đốc và Giám đốc chi nhánh, có nhiệm vụ và quyền ra quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn, mức độ phức tạp để đảm bảo tính khách quan.

Hình thức làm việc của Hội đồng tín dụng là tổ chức hợp các thành viên. Các cuộc họp đều phải có biên bản với đầy đủ các chữ ký thành viên. Quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn, mức độ phức tạp để đảm bảo tính khách quan.

Hình thức làm việc của Hội đồng tín dụng là tổ chức họp các thành viên. Các cuộc họp đều phải có biên bản với đầy đủ các chữ ký thành viên, theo nguyên tắc đa số (quá bán).

Hệ thống Hội đồng tín dụng gồm 2 cấp: Hội đồng tín dụng cơ sở do chi nhánh thành lập, và hội đồng tín dụng Trung ương do Hội Sở Chính thành lập.

♦ Mức dư nợ tối đã đối với từng chi nhánh

Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh, Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tốt đã quy VND đối với từng chi nhánh. Đây là các mức dư nợ khống chế, chi nhánh không được vượt, trừ trường hợp cho sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng Giám đốc.

♦ Giới hạn khác

Ngồi ra, tùy tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn bản giới hạn, ngừng cho vay mới , hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ đối với một nhóm khách hàng,mặt hàng/lĩnh vực đầu tư.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam doc (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)