Xác định đúng đắn vai trò của các cơ quan nhà nước trong đổi mới cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 84 - 87)

cấp phát và kiểm soát chi NSNN

Sơ đồ 3: Quy trình xây dựng kế hoạch và cấp phát NSNN hiện nay.

Quốc hội Hội đồng nhân dân

Chính phủ Uỷ ban nhân dân

Bộ - Ngành (cấp I) Bộ Tài chính UBKHNN UBND các cấp Đơn vị trực thuộc cấp I Sở, Ban, Ngành cấp I Tài Chính Cấp II Đơn vị sử dụng NSNN KBNN Cấp III

Ghi chú: Lập dự toán Phê duyệt, phân bổ, cấp NS

Qua sơ đồ cấp phát, chi trả ngân sách Nhà nứơc hiện nay cho thấy ngân sách Nhà nước được thực hiện khá hoàn chỉnh từ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đến các đơn vị thụ hưởng, qua các khâu lập dự toán, phê duyệt dự toán cho tới việc thực hiện chi trả và quyết toán NSNN. Trong những năm gần đây, về quy mô, phương thức cấp phát NSNN đã coi trọng tới công việc kiểm soát chi NSNN bằng các văn bản, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng.

Tuy vậy, tổ chức quản lý, cấp phát chi từ NSNN vẫn còn cồng kềnh, chưa đồng bộ; sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan chức năng chưa rõ ràng, còn tồn tại hiện tượng chồng chéo, lồng ghép cũng như ngược lại, không có cơ quan nào kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cấp phát, chi ngân sách có đúng mục đích, đối tượng hay không; dẫn đến tình trạng cấp phát chi NSNN chưa mang được hết tính hiệu quả, còn tồn tại sự lãng phí. Cơ chế cấp phát ngân sách Nhà nước còn bị phân tán, ngắt quãng như cấp qua Kho bạc, cấp uỷ quyền qua Bộ Tài chính, cấp qua cơ quan Đầu tu phát triển và cấp qua Bộ ngành chủ quản.

Luật Ngân sách nhà nước được ban hành cũng với các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN đã quy định chi tiết việc lập, quản lý chấp hành và quyết toán NSNN, quy định chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN đang được bổ xung, hoàn thiện và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Khi dự toán chi NSNN đã được Quốc hội phê chuẩn thì việc tổ chức thực hiện cấp phát chi NSNN thuộc về cơ quan Tài chính. Vấn đề hết sức quan trọng đang được đặt ra là mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước sau khi

nhận được phân bổ NSNN và tiếp tục thực hiện cấp phát chi NSNN đến các đơn vị thụ hưỏng theo hướng:

- Cơ quan Tài chính trên cơ sở kế hoạch chi NSNN hàng năm đã được Quốc hội phê chuẩn sẽ lập kế hoạch cấp phát, chi NSNN theo năm, quý . Cơ quan này thực hiện phân bổ ngân sách năm, quý cho các Bộ, Ngành, Sở, Địa phương và chịu trách nhiệm theo dõi, điều hành và quyết toàn NSNN trứơc Chính Phủ và Quốc hội.

- Các Ban, Ngành, Sở chủ quản trên cơ sở kế hoạch cấp phát ngân sách Nhà nứơc đã được nhận, thực hiện cấp phát cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc và quyết định chi tiết việc sử dụng kinh phí NSNN được cấp theo kế hoạch và chế độ tài chính, định mức chi của nhà nước. Các cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, tổng hợp và quyết toán việc sử dụng kinh phí của các đơn vị trực thuộc theo phân cấp, phân quyền về quản lý và kiểm soát chi NSNN.

- Các đơn vị thụ hưởng NSNN trên cơ sở kế hoạch chi NSNN được phân bổ với các định mức chi cụ thể, thực hiện việc chuẩn chi NSNN theo đúng chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước quy định. Tất cả các cơ quan, đơn vị, chủ dự án... sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN.

- KBNN thực hiện chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN theo kế hoạch chi đã được thông báo, căn cứ theo lệnh chuẩn chi của các đơn vị thụ hưởng NSNN cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân có liên quan. Đồng thời, KBNN chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, quyết toán chi NSNN gửi cho cơ quan Tài chính. KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng với quy định hiện hành. KBNN tham gia với các cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền

trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị.

Vấn đề quan trọng là phải xác định rõ vai trò quản lý Nhà nứoc của các cơ quan Tài chính, Bộ, Sở, ngành chủ quản, vai trò chuẩn chi của các đơn vị thụ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 84 - 87)