Kiểm soát chi NSNN ở một số nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 27 - 33)

1.2.1 .Khái niệm kiểm soát chi NSNN

1.4. Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của một số nước

1.4.2. Kiểm soát chi NSNN ở một số nước

Ở các nước, nhất là các nước tư bản phát triển họ có một cơ chế khá hồn chỉnh về kiểm sốt chi NSNN. Chi NSNN được chính quyền Trung ương và chính quyền Địa phương thực hiện theo Luật định. Chi của ngân sách địa phương chủ yếu là chi cho bộ máy quản lý địa phương ( 10 – 20% tổng số chi ngân sách địa phương ), ngoài ra các khoản chi khác của ngân sách địa phương cũng khá lớn, chẳng hạn chi cho Giáo dục và học nghề ở Mỹ, Anh chiếm tới 40%, ở Nhật chiếm 33%, ở Đức và Pháp chiếm 30% tổng số ngân sách địa phương của các nước này. Ngân sách ở địa phương của nhiều nước còn đỡ đầu về tài chính cho đa số các trường tư; ở Mỹ và Đức ngân sách các bang đã trang trải khoảng 40% số chi cho các trường đại học . Chi cho giao thông địa phương, chi cho đường xá, cầu cống và các chương trình thuộc cơng ích của địa phương; khoản chi này ở Mỹ, Nhật, Pháp và Đức chiếm khoảng ¼ tổng số chi của ngân sách địa phương.

Ngoài ra, chi của ngân sách địa phương các nước này có một số các khoản chi khác như chi xây dựng nhà ở, sửa chữa quỹ nhà, an ninh, cứu hoả, bảo vệ môi trường... và tất cả đều được quy định trong Luật. Chi của ngân sách địa phương nhiều hay ít là phụ thuộc vào nhu cầu kinh tế xã hội và khả năng tài chính của ngân sách địa phương. Ở các nước, tỷ trọng này chiếm khá lớn, từ 14 – 20% GDP. Ngân sách trung ương giữ vài trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu có tính chất quốc gia để giải quyết các nhu cầu chi quan trọng trên phạm vi quốc gia. Ngân sách trung ương gắn liền với chức năng và nhiệm vụ chính quyền Trung ương. Các khoản chi của ngân sách trung ương đều phục vụ cho các mục tiêu quốc gia và chủ yếu là các khoản chi nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và quản lý xã hội.

Một vấn đề nữa là quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN. Ở các nước này, ngân sách địa phương được quyền tự chủ, tự quyết định các khoản chi thuộc phạm vi ngân sách địa phương trên cơ sở cân đối với nguồn thu của ngân sách địa phương. Trong khi đó, các chương trình trọng điểm phục vụ cho quốc kế dân sinh đều do ngân sách

trung ương đài thọ. Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương theo một cơ chế kiểm sốt hồn hảo. Ngân sách địa phương có quyền vay ngân sách trung ương khi cần thiết.

Ta có thể tìm hiểu cơ chế kiểm soát chi ngân sách của một số nước . * Kiểm soát chi NSNN ở Pháp:

Việc tăng hay giảm mức chi NSNN có ảnh hưởng đến nền kinh tế rất rõ nét nên quyết định về mức chi cần được xem xét và thực hiện một cách thận trọng, thông qua nhiều bước

Tuỳ thuộc vào chính sách kinh tế của Chính phủ, Bộ tài chính sẽ giới hạn chi cho từng Bộ chuyên ngành theo những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nếu không đạt được sự nhất trí giữa các Bộ thì Thủ tướng Chính phủ sẽ là người ra quyết định. Việc bù đắp bội chi NSNN được áp dụng bằng các biện pháp như

- Vay của Ngân hàng trung ương.

- Phát hành tín phiếu Kho bạc nhà nước.

Việc vay nợ của Nhà nước cũng là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính, được Quốc hội thơng qua, từ đó, Chính phủ có thể tổng hợp được mức vay trong năm. Trong q trình thực hiện Chính phủ có thể tổ chức vay vốn làm nhiều lần.

Về ngân sách địa phương ở Pháp, nội dung chi được chia làm hai phần là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi như: trả lương cho cơng chức, viên chức nhằm duy trì bộ máy quản lý; chi trả các dịch vụ bảo trì tài sản; chi trả lãi tiền vay... Chi đầu tư chủ yếu gồm các khoản chi như: mua đất làm đường, mua sắm tài sản cố định... Tất cả các khoản chi đều được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của đại diện nhà nước tại địa phương, do Chính phủ bổ nhiệm. Kế tốn Kho bạc được bố trí bên cạnh tất cả các Bộ trưởng, Tỉnh trưởng các cơ quan hành chính, ngoại giao trong và ngồi nước. Kế tốn Kho bạc chỉ được

phép chi khi có lệnh của người chuẩn chi và có quyền kiểm tra tài chính đối với các lệnh chi.

* Kiểm soát chi NSNN ở Đức

Trên cơ sở Luật ngân sách, chi NSNN phải tuân theo các nguyên tắc chính như:

- NSNN phải cân đối, thu – chi phải cân bằng.

- NSNN phải toàn diện, không được bù trừ giữa thu và chi, mọi khoản thu – chi phải được ghi đầy đủ vào ngân sách

- Mọi khoản thu phải dùng để bù đắp các khoản chi.

- Thu – chi phải được chun mơn hố theo mục đích, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và giám sát của Quốc hội

- Chi phải đảm bảo tính kinh tế và tiết kiệm. - Tính chính xác và trung thực trong thu – chi.

- Tính cơng khai ( ngoại trừ những khoản chi thuộc bí mật quốc gia nhưng phải được Quốc hội chuẩn y và có cơ quan giám sát )

Như vậy, với những nguyên tắc nhất định, mỗi bang ở Đức đều có hiến pháp riêng của mình và những điều khoản quy định chung quy định về ngân sách liên bang, theo đó, việc kiểm sốt chi NSNN diễn ra thường xuyên và liên tục.

* Kiểm soát chi NSNN ở Malaysia

Malaysia là nhà nước liên bang, hệ thống ngân sách được tổ chức trên cơ sở thể chế hành chính, gồm 3 cấp:

- Ngân sách liên bang. - Ngân sách bang.

Ngân sách liên bang có hai loại chi: chi nghiệp vụ và chi phát triển. Hai khoản chi này được gắn liền với chức năng của nhà nước liên bang. Chi nghiệp vụ bao gồm các khoản chi: trả lương công nhân viên chức ở các cơ quan Chính phủ; trả nợ trong và ngoài nước; cung cấp dịch vụ, trợ giá và trợ cấp... Chi phát triển bao gồm các khoản chi: phát triển kinh tế - xã hội; cho thương nghiệp và công nghiệp; phát triển anh ninh, quản lý hành chính và các khoản chi đặc biệt khác.

Ngân sách bang có nhiệm vụ cân đối thu – chi ở địa phương, nếu thu ngân sách các bang không đủ bù đắp chi thì ngân sách liên bang sẽ hỗ trợ nhưng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định

Khác với ở Pháp, khi có bội chi NSNN thì Chính phủ Malaysia đi vay dân hoặc vay nước ngồi mà khơng bao giờ vay của Ngân hàng trung ương.

Qua việc nghiên cứu cơ chế kiểm soát chi ở một số nước, ta thấy có một số điểm đáng lưu ý như sau:

- Về cơ sở pháp lý: chi NSNN luôn tuân theo quy định của Luật và gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động kế tốn và kiểm tốn đóng vai trị quan trọng trong kiểm soát ngân sách và kiểm sốt chi ngân sách nói riêng. Mỗi nước đều có một hệ thống pháp luật có tính khả thi và khá hồn chỉnh.

- Về hoạt đơng kiểm sốt chi NSNN, ngồi việc đổi mới và tăng cường hoạt động của hệ thống các cơ quan tài chính, mơi trường pháp lý cịn được bảo đảm bằng hệ thống Luật như:

+ Luật ngân sách.

+ Luật kế tốn và kiểm tốn. + Luật chính quyền địa phương

- Về chính sách quản lý chi NSNN: đa số các nước đều thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu, dù rằng phân loại chi tiêu theo tiêu thức nào cũng phải đảm bảo

nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm. Chi NSNN là một hoạt động quyền lực thể hiện ở sự kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động chi tiêu của nhà nước.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI NSNN TẠI KBNN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)