xác định rõ vai trò của các cơ quan nhà nước trong quá trình đổi mới quản lý, cấp phát, kiểm soát chi NSNN theo hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 thì mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng.
Xác định trách nhiệm, quyền hạn và vai trò của các cơ quan Nhà nước trong công tác kế toán, quyết toán, kiểm tra và thanh tra trong quá trình đổi mới cấp phát và kiểm soát chi NSNN là một đòi hỏi cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi còn tồn tại nhiều sơ hở, thất thoát trong chi tiêu và XDCB từ nguồn vốn NSNN.
3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý và các điều kiện đổi mới cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN kiểm soát chi NSNN
Trong giai đoạn nước ta đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi NSNN về chính sách là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, đem lại những tác động tích cực tới quá trình và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; đảm bảo được nhu cầu chi cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá; phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; có kế hoạch và định mức hợp lý.
Nguồn vốn cấp phát từ NSNN có trọng điểm cần được quản lý đầy đủ và tập trung thống nhất trên cơ sở nắm vững nguồn thu, có chính sách cấp phát sao cho phù hợp, đảm bảo cân đối, chú trọng đến các nhu cầu cấp thiết trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo từng giai đoạn khác nhau.
Cùng với việc đổi mới các chính sách cấp phát NSNN cần phải tiến hành đồng bộ, nhất quán việc đổi mới các chính sách kinh tế tài chính khác như Thuế, Phí, Lệ
phí, chính sách Tiết kiệm, chính sách Tài chính và các chính sách Kinh tế - Xã hội khác.
Việc hoạch định và thực hiện đổi mới cơ chế cấp phát, chi NSNN trong nền kinh tế thị trường cũng đòi hỏi một sự kết hợp đồng bộ những đổi mới về chính sách và thể chế, thông qua một hệ thống Pháp lý cơ bản từ Hiến pháp, Luật pháp tới các chính sách, chế độ. Quy định về quản lý tài chính nói chung, quản lý cấp phát và kiểm soát ch NSNN nói riêng cần được đảm bảo có sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng một cách đầy đủ, chi tiết và hiệu quả.
Để đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới các chính sách về tài chính nói chung và các chính sách liên quan đến cấp phát, chi NSNN nói riêng nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh mới thì hệ thống Pháp lý cần phải sớm được đổi mới cho phù hợp với khả năng và tốc độ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai.