Tình hình chung về chi NSNN

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 25 - 27)

1.2.1 .Khái niệm kiểm soát chi NSNN

1.4.1.Tình hình chung về chi NSNN

1.4. Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của một số nước

1.4.1.Tình hình chung về chi NSNN

Mỗi quốc gia đều có một hệ thống Ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính của nó, nghĩa là mỗi cấp chính quyền là một cấp Ngân sách, tự lập xét duyệt và tự quản lý ngân sách của mình. Tuy nhiên, ở các nước, Ngân sách Trung ương ln đóng vai trò chủ đạo, khi cần thiết có thể trợ cấp cho Ngân sách địa

phương. Chi Ngân sách nhà nước ở mỗi nước đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội ở nước đó nói chung và nội dung chi NSNN rất phong phú, đa dạng, các khoản chi đều có ảnh hưởng rộng lớn.

Người ta có thể có nhiều cách để phân loại các khoản chi, chẳng hạn nếu căn cứ vào mục tiêu kinh tế xã hội thì chi NSNN chia thành: Chi cho sản xuất vật chất và chi cho sản xuất phi vật chất. Nếu căn cứ vào mục tiêu kinh tế - xã hội thì chi NSNN được chia thành: chi đầu tư phát triển và chi tiêu dùng thường xuyên; còn căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động thì Ngân sách được chia thành: chi cho Y tế , chi cho Giáo dục... Căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước thì chi Ngân sách được chia thành chi nghiệp vụ và chi phát triển.

Ở mỗi nước đều áp dụng một hệ thống phân loại chi NSNN riêng và được quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước. Đặc điểm của hệ thống này là chúng đều được hình thành trên cơ sở kết hợp nhiều phương thức phân loại khác nhau. Chi NSNN được phân vào nhiều lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế xã hội, nhưng họ thực hiện chính sách chi tiêu thắt chặt, chi tiêu có chọn lọc, tập trung chủ yếu vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mơ, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

Chi tiêu của NSNN ln gắn chặt với vai trị quản lý, điều tiết của Nhà nước. Trong cơ chế thị trường, vai trò của Nhà nước luôn gắn chặt với vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước. Vai trị của Nhà nước là phải chú ý đến cơng ăn việc làm, tăng phúc lợi xã hội, mở rộng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, tạo môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển. Đó chính là định hướng cho cơ cấu chi tiêu cho Ngân sách nhà nước. Ở Indonesia có một cơ quan Chính phủ phụ trách vấn đề kế hoạch hố gia đình với ngân sách chi hàng năm từ 200 – 250 triệu dollar, cũng ở đây, ngân sách dành cho quỹ bảo vệ môi trường chiếm 10% tổng chi phí cho phát triển. Các nước ASEAN có biện pháp giải quyết vấn đề nghèo khổ là: chi NSNN

cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, Indonesia đã dành 16% quỹ phát triển cho chương trình này; ở Hàn Quốc có chương trình bán cổ phần một số doanh nghiệp quốc doanh theo giá ưu đãi, được mua chịu, trả dần cho những người nghèo.

Bội chi Ngân sách luôn là căn bệnh trầm kha của bất kỳ ngân sách nước nào và đó cũng là thách thức lớn đối với mỗi chính phủ. Nghiên cứu nội dung thu – chi và tình hình thâm hụt NSNN ở các nước cho thấy một nguyên tắc luôn được quán triệt là họ phân biệt rạch ròi về thu thường xuyên ( từ thuế và các khoản khác khơng mang tính hồn trả trực tiếp ) với chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, sau đó họ cân đối giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên, phần còn lại sẽ được so với dự toán chi đầu tư và xác định số bội chi NSNN. Như vậy, toàn bộ số thâm hụt ngân sách được thể hiện ở nhu cầu chi đầu tư và do đó có hai biện pháp để bù đắp bội chi NSNN là phát hành thêm tiền và đi vay.

Việc phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi NSNN là biện pháp được nhiều Chính phủ sử dụng. Tuy nhiên, nó chỉ là nhất thời, nếu kéo dài sẽ gây hậu quả xấu rất lớn đối với nền kinh tế, làm giảm giá trị đồng tiền. Biện pháp đi vay để bù đắp bội chi NSNN xem ra có vẻ ưu việt hơn, bởi lẽ nó cân đối hài hồ nền kinh tế. Vay bao nhiều và xác định được khả năng trả nợ vay, có thể vay trong nước ( thơng qua chính sách về huy động vốn trong nước ) hoặc đi vay nước ngoài. Cần lưu ý rằng vay để bù đắp bội chi NSNN phải được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển, tuyệt đối không sử dụng vốn vay để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Đầu tư phát triển được phân thành: đầu tư hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh lớn của nhà nước và đầu tư kết cấu hạ tầng. Mỗi mục đích đầu tư nhà nước đều có chính sách đảm bảo cân đối được ngân sách.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội (Trang 25 - 27)