Đánh giá trong dạy học dự án

Một phần của tài liệu tích hợp liên môn vật lý công nghệ chủ đề điện trở trong môn vật lý 12 trung học phổ thông bằng dạy học dự án (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.7. Đánh giá trong dạy học dự án

Đánh giá kết quả của một hoạt động nhằm phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót, điều chỉnh có hiệu quả hoạt động đó. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình thu thập và xử lý thông tin để biết được kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh một cách đầy đủ đúng đắn, chính xác, từ đó so sánh với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó, giúp điều chỉnh quá trình dạy học tốt hơn. [13]

- Đánh giá theo các chuẩn mục tiêu dạy học, theo các tiêu chí cụ thể đã được công bố trước cho người học.

- Tập trung vào kỹ năng và bằng chứng tiến bộ của người học

- Tạo cơ hội để người học nhận ra, đánh giá được sự tiến bộ đạt được - Có tính kế thừa liên tục, ghi nhận những điểm quan trọng, đáng chú ý - Làm căn cứ để đổi mới cách dạy và học

- Đánh giá cần được thực hiện liên tục, song song với quá trình dạy học, bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với việc dạy và học hàng ngày.

- Đánh giá được thiết kế dựa trên sự thu hút người học cùng tham gia đánh giá, khuyến khích tạo động lực học tập, nâng cao ý thức và niềm tin cho người học. Chú ý đến cơ hội để người học có khả năng thể hiện sự tiến bộ.

- Đánh giá phải tuân theo nguyên tắc chính xác, khách quan, phân hóa và công bằng

- Các thông tin đánh giá cần được phân tích, tích hợp (thậm chí dùng làm công cụ, phương tiện) ngay trong quá trình diễn ra bài học .

- Thông tin đánh giá phải được lưu giữ và phân tích cẩn thận phục vụ cho các quá trình thành phần của dạy học.

- Đánh giá dựa trên bằng chứng xác thực hơn là cảm tính.

- Câu hỏi, bài kiểm tra cần đơn giản, trực tiếp, không quá dài, càng gắn với những vấn đề thực tế càng tốt

Trong thực tiễn dạy học có 2 loại đánh giá thường được áp dụng: đánh giá theo tiến trình/thường xuyên và đánh giá tổng kết/định kỳ.

Đánh giá liên tục và định kỳ là khâu cốt yếu của DHDA. Nó có ý nghĩa giúp học sinh thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Đánh giá trở thành công cụ giúp cho hoạt động học của HS được cải thiện hơn. Nhờ đánh giá mà giáo viên biết nhiều hơn về nhu cầu của học sinh cũng như có thể điều chỉnh việc dạy nhằm đạt được kết quả tốt hơn.

Đánh giá dự án không chỉ đơn thuần là GV đánh giá học sinh mà cả GV và HS cùng đánh giá, không những chỉ đánh giá sản phẩm của dự án mà còn phải đánh giá mức độ hiểu, khả năng nhận thức và kỹ năng của học sinh đồng thời theo dõi sự tiến bộ ở các em. Trong quá trình đánh giá cần trả lời các câu hỏi:

- Dự án vừa thực hiện có cho phép học tập tích cực hay không? - Dự án có thể thực hiện khác được không?

- Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì? - Mục đích học tập đã đạt được hay chưa?

- Sản phẩm còn thiếu sót, hạn chế nào? Có thể khắc phục được hay không? Bằng cách nào?

Một số công cụ đánh giá:

- Bài kiểm tra viết và kiếm tra nói. Các bài kiểm tra có thể đưa ra được chứng cứ trực tiếp về khả năng tiếp thu kiến thức và hiểu kiến thức của học sinh.

- Sổ ghi chép. Sổ ghi chép là những phản ảnh về việc học và những hồi đáp với những gợi ý ở dạng viết. Ngoài những phản hồi, các gợi ý giúp thể hiện rõ các kỹ năng tư duy cụ thể ở những phần quan trọng của dự án.

- Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị. Các cuộc phỏng vấn miệng chính thức, được lên lịch với các thành viên trong nhóm để thăm dò sự hiểu bài của học sinh. Thể thức câu hỏi phỏng vấn là yêu cầu học sinh giải thích và đưa ra lý do về cách hiểu vấn đề. Các quan sát cũng được tiến hành tương tự nhưng dùng cho việc đánh giá kỹ năng, tiến trình và sự thể hiện năng lực và cũng có thể được thực hiện bởi học sinh.

- Sự thể hiện – là những bài trình bày, các sản phẩm và các sự kiện mà học sinh thiết kế và thực hiện để thể hiện quá trình học tập của các em.

- Kế hoạch dự án. Kế hoạch dự án giúp học sinh tự chủ trong học tập. Học sinh xác định mục tiêu, thiết kế chiến lược để đạt mục tiêu, đặt thời gian biểu và xác định các tiêu chí để đánh giá.

- Phản hồi qua bạn học. Phản hồi của bạn học giúp cho học sinh tiếp thu được đặc điểm về chất lượng học tập qua đánh giá việc học của bạn học.

- Quan sát các nhóm làm việc để hỗ trợ đánh giá kỹ năng cộng tác.

- Các sản phẩm. Sản phẩm là những gì học sinh sáng tạo ra hoặc xây dựng nên, thể hiện việc học tập của các em.

Một phần của tài liệu tích hợp liên môn vật lý công nghệ chủ đề điện trở trong môn vật lý 12 trung học phổ thông bằng dạy học dự án (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)