8. Cấu trúc luận văn
2.1. Giới thiệu chủ đề Điện trở chương trình Vật lý THPT
Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động được sử dụng phổ biến trong các loại thiết bị điện gia dụng như quạt điện, máy sấy, tivi,...Kiến thức về điện trở được trình bày trong chương trình Vật lý lớp 9, lớp 11, lớp 12 và trong chương trình môn Công nghệ lớp 12.
Trong chương trình Vật lý 9 THCS, kiến thức đề cập đến nội dung điện trở được trình bày ở chương I: Điện học, trong các bài:
Bài 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm
Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế
Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp Bài 5: Đoạn mạch song song
Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
Bài 12: Công suất điện
Bài 16: Định luật Jun – Lenxơ
Trong chương trình Vật lý 11THPT, kiến thức đề cập đến nội dung điện trở được trình bày ở chương I: Điện tích. Điện trường; trong các bài:
Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích. Ở chương II: Dòng điện không đổi; trong các bài: Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện.
Bài 8: Điện năng. Công suất điện. Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch.
Bài 10: Ghép các nguồn thành bộ.
Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch.
Bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa
Bài 13: Dòng điện trong kim loại.
Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân. Bài 17:Dòng điện trong chất bán dẫn
Trong chương trình Vật lý 12 THPT, kiến thức đề cập đến nội dung điện trở được trình bày ở chương III: Dòng điện xoay chiều; trong các bài:
Bài 13: Các mạch điện xoay chiều Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
Bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất. Bài 16: Truyền tải điện năng . Máy biến áp.
Trong chương trình Công Nghệ 12 THPT, kiến thức đề cập đến nội dung điện trở được trình bày ở phần một: Kĩ thuật điện tử, chương 1: Linh kiện điện tử, trong các bài:
Bài 2: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm
Bài 3: Thực hành: Điện trở - Tụ điện – Cuộn cảm Chương 2: Một số mạch điện tử cơ bản
Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu – Nguồn một chiều. Bài 8: Mạch khuếch đại - mạch tạo xung.
Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu.
Bài 16: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha Bài 18: Máy tăng âm.
Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi chọn chủ đề Điện trở để thực hiện sự gắn kết các kiến thức nêu trên thành chủ đề liên hệ chặt chẽ với ứng dụng thực tế, bằng một dự án học tập, HS triển khai dự án vào cuối học kì I lớp 12 THPT.