8. Cấu trúc luận văn
2.4. Xây dựng bộ hồ sơ dạy học dự án chủ đề điện trở
2.4.1. Hình thành ý tưởng dự án, tên dự án
2.4.1.1. Hình thành ý tưởng dự án
Điện trở là một trong ba linh kiện điện tử cơ bản, không thể thiếu trong rất nhiều thiết bị kỹ thuật và thiết bị gia dụng. Các kiến thức về Điện trở trong chương trình Vật lý phổ thông được trình bày rời rạc chưa có sự liên kết với
nhau. Khi học về Điện trở HS cũng chỉ nắm được các công thức tính liên quan để giải quyết các bài tập, chứ chưa biết được ứng dụng của Điện trở trong thực tiễn như thế nào. Vì vậy việc tích hợp dạy học các kiến thức về Điện trở thành một chủ đề để học sinh có những hiểu biết nhất định và thuận lợi hơn trong việc vận dụng chúng vào thực tiễn là hoàn toàn cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi chọn lựa nghiên cứu chủ đề “Điện trở”bằng dạy học dự án, với mong muốn rằng các em học sinh sẽ hiểu biết rõ hơn về Điện trở cũng như vai trò của điện trở trong các dụng cụ điện đó.
2.4.1.2. Tên dự án
Tên dự án: Điện trở trong các thiết bị gia dụng. Dự án gồm ba tiểu dự án
Dự án 1: Điện trở và quạt điện Dự án 2: Điện trở và máy sấy tóc Dự án 3: Điện trở và ti vi 2.4.2. Mục tiêu và sản phẩm của dự án Dự án Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Mục tiêu Kiến thức
- Hiểu được định nghĩa điện trở
- Nêu được cấu tạo của điện trở và phân loại điện trở. - Viết được biểu thức tính điện trở.
- Biết cách đọc được giá trị của điện trở Nêu được đặc điểm
và chức năng của điện trở trong quạt điện.
Nêu được đặc điểm và chức năng của điện trở trong máy sấy tóc.
Nêu được đặc điểm và chức năng của điện trở trong ti vi.
Kỹ năng
- Mô tả chức năng của điện trở trong một số dụng cụ điện.
- Trình bày được các nguyên nhân làm cho điện trở bị hỏng và biện pháp hạn chế gây hỏng điện trở.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, kiến thức về điện trở.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng công nghệ thông tin, trình bày vấn đề, tranh luận để bảo vệ quan điểm.
- Sử dụng tích hợp các kiến thức, kỹ năng của môn Vật lý và môn Công nghệ liên quan đến Điện trở để sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng đơn giản của các thiết bị gia dụng như máy sấy tóc, quạt điện, ti vi.
- Trình bày được chức năng và hoạt động của điện trở trong quạt điện.
- Trình bày được chức năng và hoạt động của điện trở trong máy sấy tóc.
- Trình bày được chức năng và hoạt động của điện trở trong ti vi. Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực thảo luận, hợp tác và có trách nhiệm khi làm việc nhóm.
- Hứng thú, chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức. Sản phẩm Bài báo cáo Điện
trở trong quạt điện
Bài báo cáo Điện trở trong máy sấy tóc
Bài báo cáo Điện trở trong ti vi
2.4.3. Kế hoạch dạy học dự án
a. Lập kế hoạch dạy học dự án
- Lên kế hoạch xin phép Ban giám hiệu thực hiện dự án. - Lập kế hoạch thời gian cho dự án:
+ Độ dài của dự án: từ 3 đến 4 tiết. + Chuyển giao nhiệm vụ dự án: 1 tiết. + Thời gian triển khai dự án: 2 tuần.
- Nội dung dự án: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng, soạn giáo án chuyển giao nhiệm vụ dự án, lập kế hoạch cho từng nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Lập kế hoạch trình bày sản phẩm của học sinh: Mỗi nhóm học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mình trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Thời gian cho thảo luận sau bài trình bày của mỗi nhóm trong vòng 10 phút, thời gian giáo viên nhận xét đánh giá hợp thức hóa kiến thức khoảng 10 phút.
b. Lập kế hoạch cho học sinh thực hiện dự án
- Kế hoạch tổ chức phân nhóm học sinh: Lớp được chia thành 6 nhóm, đảm bảo các thành viên trong các nhóm có năng lực học tập tương đương nhau, phân công nhóm trưởng, đề ra nhiệm vụ chung cho mỗi nhóm
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu điện trở theo hai phương diện: đại lượng Vật lý, thiết bị điện.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ứng dụng của điện trở trong các dụng cụ, thiết bị điện.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên nhân làm điện trở hỏng
Nhiệm vụ 4: Nghiên cứu một dụng cụ, thiết bị điện cụ thể có sử dụng điện trở
GV gợi ý và hướng dẫn cho HS xây dựng mục tiêu và nội dung cần thực hiện, xác định kiến thức cần đạt được sau dự án. Hướng dẫn HS thu thập thông tin từ sách giáo khoa, các tài tài liệu tham khảo, từ mạng internet ... để hoàn thành sản phẩm của mình. Sau khi thu thập và chọn lọc thông tin, HS trình bày sản phẩm dự án bằng powerpoint theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Thông báo cho học sinh nội dung dự án, thời gian thực hiện dự án và các yêu cầu của dự án để học sinh thực hiện.
- Hướng dẫn học sinh báo cáo tại lớp và thảo luận. - Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án.
- Đánh giá hoạt động nhóm của học sinh. - Đánh giá sản phẩm dự án của học sinh về: + Nội dung kiến thức.
+ Sự hợp tác làm việc nhóm. + Ứng dụng công nghệ.
+ Tính sáng tạo trong hoạt động dự án.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. d. Lập kế hoạch hoạt động lên lớp
- Giáo viên triển khai chuyển giao nhiệm vụ dự án.
- Giới thiệu cho học sinh các câu hỏi định hướng, các tiêu chuẩn nội dung đánh giá, các mục tiêu cần đạt được, hình thức đánh giá.
- Phân chia nhóm học sinh và chuyển giao dự án đến từng học sinh. - Lên kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị.
e. Lập kế hoạch theo dõi, hướng dẫn học sinh
Học sinh thực hiện dự án: 2 tuần; trong quá trình thực hiện dự án giáo viên yêu cầu các nhóm gửi báo cáo tiến độ thực hiện qua mail để kiểm tra và chỉnh sửa nội dung, cách trình bày để tiến hành báo cáo trong tiết học nghiệm thu dự án
+ Báo cáo lần 1: Kế hoạch thực hiện dự án, các kết quả tìm kiếm tư liệu, đề cương của bản báo cáo chính thức.
+ Báo cáo lần 2: Sản phẩm nháp của báo cáo chính thức.
GV theo dõi tiến trình thực hiện dự án của học sinh qua các nội dung chính: Nội dung bài học, cách tìm kiếm thông tin, phân công nhiệm vụ, tiến độ thực hiện dự án,…
2.4.4. Xây dựng phiếu kiểm tra, đánh giá
Giáo viên đưa ra các tiêu chí để học sinh trực tiếp đánh giá sản phẩm của dự án, đánh giá giữa các thành viên trong nhóm từ đó thiết kế các mẫu phiếu đánh giá sẵn đưa cho các nhóm. Gồm có các loại phiếu đánh giá:
- Phiếu đánh giá sản phẩm. (Xem phụ lục 2a, trang PL5)
- Phiếu tự đánh giá các thành viên trong nhóm .(Xem phụ lục 2b, trang PL6)
Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án: - Nội dung sản phẩm
- Hình thức sản phẩm - Kĩ năng báo cáo
Tiêu chí đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm - Tinh thần trách nhiệm
- Kĩ năng làm việc nhóm
- Kĩ năng thu thập thông tin, chọn lọc kiến thức - Tính tích cực
- Tính sáng tạo
- Khả năng ứng dụng CNTT
Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí đưa ra là 10 điểm.
2.4.5. Thiết kế bài học dự án
2.4.5.1. Giáo án chuyển giao nhiệm vụ (1 tiết)
I. Mục tiêu
- Học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm phải thực hiện.
- Học sinh lập kế hoạch của nhóm để triển khai thực hiện dự án: phân công nhóm trưởng, xác định nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm, xây dựng kế hoạch cá nhân.
- Học sinh hứng thú và sẵn sàng thực hiện dự án.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: chuẩn bị giáo án, bài giảng điện tử (xem phụ lục 4a trang PL9), phòng học có máy chiếu, bút.
- Học sinh: SGK Vật lý 9, SGK Vật lý 11, SGK Vật lý 12, SGK Công nghệ 12.
Hoạt động 1: Tiếp nhận ý tưởng dự án (10 phút)
GV: Nêu ý tưởng dự án và sự cần thiết phải xây dựng dự án. GV: Trình chiếu slide 1, 2, 3
HS: - Hứng thú và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động 2: Chia nhóm học sinh, giao dự án (10 phút)
GV:Thông báo cơ cấu nhóm học sinh: 6 nhóm, mỗi nhóm 6-7 HS, đảm bảo đồng đều về trình độ nhận thức và tính tích cực trong học tập, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.
HS: Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm. HS: Nhóm trưởng lên bốc thăm dự án. GV: Trình chiếu slide 4.
GV:Thông báo và đặt tên nhóm theo dự án sau khi học sinh đã bốc thăm. GV: Chiếu slide 5.
Hoạt động 3: Hướng dẫn triển khai dự án (15 phút)
GV: Trình chiếu slide 6: thông báo yêu cầu sản phẩm cần đạt và nhiệm vụ của mỗi nhóm.
GV: Trình chiếu slide 7: Các câu hỏi chung cho 3 nhóm. HS: Chú ý theo dõi.
HS: Thư ký ghi lại các câu hỏi của nhóm.
GV: Trình chiếu slide 8: Các câu hỏi dành riêng cho nhóm 1 và 4. GV: Trình chiếu slide 9: Các câu hỏi dành riêng cho nhóm 2 và 5. GV: Trình chiếu slide 10: Các câu hỏi dành riêng cho nhóm 3 và 6. GV: Nêu yêu cầu đối với bài báo cáo dự án:
+ Hình thức rõ ràng, khuyến khích trình bày đẹp. + Nội dung: Đầy đủ, chi tiết.
GV: Hướng dẫn cho HS nguồn tài liệu tham khảo, trình chiếu slide 11.
đã nêu ra.
Hoạt động 4: Thông báo kế hoạch thực hiện (10 phút)
GV: Thông báo kế hoạch triển khai dự án. GV: Trình chiếu slide 12
HS: Thư ký ghi lại các mốc thời gian thực hiện.
2.4.5.2. Giáo án tổ chức báo cáo và nghiệm thu dự án
I. Mục tiêu:
- Về kiến thức: HS hiểu được các kiến thức về điện trở, biết được vai trò của điện trở trong các dụng cụ điện, biết được nguyên nhân và biện pháp hạn chế làm hỏng điện trở.
- Về kĩ năng
+ Kỹ năng làm việc nhóm. + Kỹ năng thuyết trình. + Kỹ năng giải quyết vấn đề. + Kỹ năng quản lý thời gian.
+ Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. - Về thái độ
+ Học tập nghiêm túc, tích cực thảo luận và hợp tác khi làm việc nhóm. + Có hứng thú, chủ động tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu.
+ Tự tin trình bày sản phẩm và bảo vệ quan điểm của mình.
+ Biết lắng nghe và ghi nhận những ý kiến đóng góp của cả lớp và sửa chữa của giáo viên.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng về chủ đề để hợp thức hóa kiến thức cho học sinh.
- Các loại phiếu đánh giá. 2. Học sinh
- Chuẩn bị sản phẩm bằng hình thức trình chiếu powerpoint. - Các hình ảnh và video minh họa nếu có.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh
(HS) Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phổ biến quy trình báo cáo sản phẩm (5 phút)
GV: Đưa ra quy trình buổi báo cáo:
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 15 phút. + Các nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn và đóng góp ý kiến.
+ Nhóm báo cáo trả lời câu hỏi chất vấn, ghi nhận ý kiến đóng góp.
+ GV đặt câu hỏi cho nhóm.
+ Nhóm báo cáo thảo luận và trả lời. + GV nhận xét và hợp thức hóa kiến thức. + Các nhóm ghi nhận kiến thức.
HS: Thư ký ghi lại quy trình buổi báo cáo. GV: Đưa ra các tiêu chí đánh giá, phát các loại phiếu đánh giá và hướng dẫn học sinh cách đánh giá.
Các nhóm nhận phiếu đánh giá và chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.
- Học sinh hiểu rõ quy trình buổi báo cáo. - Nghiêm túc tham gia
Hoạt động 2: Báo cáo sản phẩm nhóm 1 (12 phút)
GV mời đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm. HS: Đại diện nhóm 1 lên báo cáo sản phẩm. Các thành viên khác và cả lớp chú ý theo dõi. GV:Ghi lại các diễn biến của buổi báo cáo.
GV: nhóm 4 đối chiếu với bài báo cáo của nhóm để đóng góp ý kiến và nêu câu hỏi chất vấn
- Định nghĩa điện trở - Cấu tạo, phân loại
điện trở - Biểu thức tính điện trở - Cách mắc điện trở trong mạch, công thức tính điện trở tương đương - Tác dụng, ứng dụng của điện trở - Cách đọc giá trị của điện trở - Nguyên nhân làm hỏng điện trở và biện pháp hạn chế làm hỏng điện trở
- Vai trò của điện trở trong các mạch của quạt điện
Hoạt động 3: Đóng góp ý kiến và thảo luận của nhóm 1 (10 phút)
GV: mời các nhóm khác đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn cho nhóm.
HS: Thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến và câu hỏi của các nhóm khác
Sôi nổi đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn.
HS: Các thành viên trong nhóm tập trung lắng nghe ý kiến của các nhóm khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi chất vấn.
Chú ý lắng nghe và ghi nhận để hoàn chỉnh sản phẩm.
GV: trợ giúp HS trả lời các câu hỏi khó mà các thành viên trong nhóm không trả lời được.
GV: nhận xét phần báo cáo của nhóm 1, trả lời thay câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được.
GV hợp thức hóa kiến thức.
góp phải đúng trọng tâm.
Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm nhóm 2 (12 phút)
GV: mời đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm.
HS: Đại diện nhóm 2 lên báo cáo sản phẩm.
Các thành viên khác và cả lớp chú ý theo dõi.
GV: Ghi lại các diễn biến của buổi báo cáo.
.
- Định nghĩa điện trở
- Cấu tạo, phân loại điện trở - Biểu thức tính điện trở
- Cách mắc điện trở trong mạch, công thức tính điện trở tương đương - Tác dụng, ứng dụng của điện trở - Cách đọc giá trị của điện trở
- Nguyên nhân làm hỏng điện trở và biện pháp hạn chế làm hỏng điện trở Vai trò của điện trở trong các mạch của máy sấy tóc
Hoạt động 5: Đóng góp ý kiến và thảo luận của nhóm 2 (10 phút)
GV: nhóm 5 đối chiếu với bài báo cáo của nhóm để đóng góp ý kiến và nêu câu hỏi chất vấn
GV: mời các nhóm khác đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn cho nhóm.
Sôi nổi đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn.
HS: Thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến và câu hỏi của các nhóm khác.
HS: Các thành viên trong nhóm tập trung lắng nghe ý kiến của các nhóm khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi chất vấn.
GV: trợ giúp HS trả lời các câu hỏi khó mà các thành viên trong nhóm không trả lời được.
GV: nhận xét phần báo cáo của nhóm 2, trả lời thay câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được.
GV hợp thức hóa kiến thức.
phải đúng trọng tâm.
Hoạt động 6: Báo cáo sản phẩm nhóm 3 (12 phút)
GV mời đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm.
HS: Đại diện nhóm 3 lên báo cáo sản phẩm.
Các thành viên khác và cả lớp chú ý theo dõi.
GV: Ghi lại các diễn biến của buổi báo cáo.
- Định nghĩa điện trở
- Cấu tạo, phân loại điện trở