Quy trình dạy học tích hợp liên môn Vật lý – Công nghệ bằng dạy học dự

Một phần của tài liệu tích hợp liên môn vật lý công nghệ chủ đề điện trở trong môn vật lý 12 trung học phổ thông bằng dạy học dự án (Trang 34 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Quy trình dạy học tích hợp liên môn Vật lý – Công nghệ bằng dạy học dự

dự án

Dựa trên các cơ sở lý luận của Dạy học tích hợp, Dạy học dự án và đặc thù môn Vật lý và môn Công nghệ ở trường THPT, chúng tôi xây dựng quy trình DHTH môn bằng DHDA như sau:

Bước 1: Xây dựng bài học tích hợp. ( Xem mục 1.1.7 tr13 )

Nghiên cứu chương trình, SGK Vật lý và SGK Công nghệ của các cấp học, lớp học tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau để lựa chọn chủ đề tích hợp. Xác định mục tiêu tích hợp liên môn Vật lý – Công nghệ cho chủ đề đó.

Bước 2. Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án.

GV đưa ra các câu hỏi khái quát cho học sinh thảo luận để kích thích hứng thú của các em, hướng dẫn HS xác định mục tiêu dự án. Gợi ý cho các em thảo luận về ý tưởng cụ thể của dự án hoặc có thể giới thiệu một số hướng để học sinh lựa chọn.

Bước 3. Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi thực hiện dự án Để đánh giá nhu cầu và kiến thức học sinh GV cho các em thảo luận các câu hỏi bài học, khảo sát ý kiến của các em để biết được nền tảng kiến thức

trước khi các em làm dự án, các em mong muốn học hỏi những gì qua dự án, từ đó có sự hướng dẫn và điều chỉnh dự án phù hợp.

Bước 4. Lập nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án

HS chia nhóm dưới sự tư vấn và hướng dẫn của GV, thảo luận lập kế hoạch dự án: xác định những công việc cần phải làm, phương tiện hỗ trợ, phân công công việc giữa các thành viên, thời gian cho từng công việc, đưa ra các phương pháp tiến hành phù hợp, hiệu quả. GV theo dõi, lắng nghe ý kiến thảo luận của các nhóm để có sự tư vấn, góp ý về kế hoạch thực hiện cho các nhóm.

Bước 5. Học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra

HS nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, thu thập dữ liệu, phân tích, giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm, thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình thực hiện dự án, HS phải phản hồi, chia sẻ thông tin, dựa vào các tiêu chí đánh giá do GV đưa ra để tự đánh giá nhóm và bản thân nhằm tự điều chỉnh và tự định hướng.

Bước 6. Báo cáo và nghiệm thu sản phẩm dự án. HS báo cáo sản phẩm dự án của nhóm.

GV quan sát, ghi chép để tư vấn, góp ý các nhóm, đánh giá sự tiến bộ của nhóm, cá nhân và có điều chỉnh đối tượng, điều chỉnh dự án phù hợp.

Chúng tôi sơ đồ hóa quy trình triển khai dạy học tích hợp liên môn theo DHDA như hình 1

Chúng tôi áp dụng quy trình này để triển khai dạy học chủ đề Điện trở thuộc chương trình Vật lý THPT hiện hành, được trình bày ở chương 2

Xác định mục tiêu dạy học của chủ

đề

Hình 1. Sơ đồ quy trình triển khai dạy học tích hợp liên môn bằng dạy học dự án Lựa chọn chủ đề Xác định nội dung dạy học của chủ đề Xác định ý tưởng, đặt tên dự án Xác định mục tiêu, sản phẩm của dự án Xây dựng bộ câu hỏi định hướng Xây dựng kế hoạch dạy

học Tổ chức DHDA theo kế hoạch Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm Xây dựng bài học chuyển giao nhiệm vụ dự án Xây dựng bài học báo cáo và nghiệm thu dự án Tổ chức bài học chuyển giao nhiệm vụ dự án. Tổ chức bài học báo cáo và nghiệm thu dự án Tiến hành triển khai dự án

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi tính chính xác cao và mang tính thực tiễn, Công nghệ là môn học đề cập đến cơ sở cấu tạo, hoạt động của các đối tượng tự nhiên, nên việc dạy học tích hợp nội dung của hai môn học trong một số chủ đề nhất định là một hướng đi đúng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay. Bên cạnh đó, hiện nay chủ yếu dạy môn Công nghệ là GV Vật lý nên việc thực hiện tích hợp chủ đề các nội dung có trong hai môn học này trở nên rất thuận lợi.

Nội dung của chương này mới chỉ đề cập đến cơ sở lý luận của việc DHTH theo chủ đề bằng DHDA. Từ cơ sở lý luận này chúng ta thấy dạy học tích hợp liên môn bằng DHDA là một trong những phương pháp dạy học tích cực, mang lại hiệu quả cao cho người học, đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, góp phần gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, tư duy với hành động, làm cho nội dung học luôn cập nhật với thực tiễn, hình thành cho HS thói quen chủ động, nghiêm túc học tập, khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, phát huy năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Tuy nhiên, dạy học tích hợp, dạy học dự án chưa được áp dụng rộng rãi vào dạy học ở trường phổ thông. Để việc vận dụng DHTH, DHDA vào dạy học đạt được hiệu quả cao đòi hỏi phải biên soạn lại chương trình, biên soạn SGK, giảm tải các nội dung chương trình mang tính hàn lâm, tăng thời lượng giảng dạy cho một đơn vị kiến thức, trang bị cơ sở vật chất ..Bản thân các GV cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, biết cách hướng dẫn, tổ chức và điều khiển các hoạt động nhận thức của HS trong quá trình thực hiện dự án.

Trong chương 2, chúng tôi vận dụng các cơ sở lý luận đã trình bày cho việc xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp liên môn Vật lý – Công nghệ chủ đề Điện trở trong môn Vật lý 12 THPT bằng dạy học dự án.

Chương 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ ĐIỆN TRỞ BẰNG DẠY HỌC DỰ ÁN

Một phần của tài liệu tích hợp liên môn vật lý công nghệ chủ đề điện trở trong môn vật lý 12 trung học phổ thông bằng dạy học dự án (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)