động công tác tư tưởng
Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí hoạt động cho CTTT có vai trò hết sức quan trọng trong việc tác động đến công chúng. Nhờ nó mà quá trình nhận thức và lĩnh hội các nội dung CTTT của quần chúng nhân dân được thuận lợi và dễ dàng. Do đó, mà đội ngũ cán bộ làm CTTT có điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả CTTT ở đơn vị mình.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Huyện ủy nên phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tư tưởng của các Đảng bộ xã, thị trấn đã được trang bị, đầu tư đáng kể, như đầu tư cho đài truyền thanh xã, nhà văn hóa xã, cùng với trang thiết bị các loại sách, báo, tài liệu… Tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ cho CTTT hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thông tin trong thời kỳ mới. Hầu hết, Ban Tuyên giáo cơ sở không có phòng làm việc riêng chỉ đặt chung trong các ban Đảng ở cơ sở như: tổ chức, kiểm tra, văn phòng cấp ủy; đội ngũ cán bộ làm CTTT chưa có đầy đủ phương tiện phục vụ CTTT như: máy ghi âm, máy ảnh, ti vi, đầu quay video, máy vi tính, kinh phí hoạt động sử dụng chung kinh phí của công tác Đảng… Chính vì thế, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin còn nhiều hạn chế, cơ chế chuyển tải thông tin còn đơn điệu, nghèo nàn không thu hút được sự chú ý của đối tượng, tính khoa học, tính thuyết phục, tính hấp dẫn của thông tin còn nhiều hạn chế. Do đó, chất lượng CTTT của huyện hiện nay khó đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ mới đặt ra. Vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa, tăng dần mức đầu tư kinh phí, tạo điều kiện cho hoạt động CTTT có chất lượng.
Để đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác tư tưởng của toàn Đảng bộ huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, Tăng mức đầu tư kinh phí từ ngân sách cho việc xây dựng và
trang bị cơ sở vật chất-kỹ thuật CTTT từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.
Thứ hai, Xây dựng cơ chế huy động các nguồn tài trợ xã hội hóa cho việc
đầu tư xây dựng cơ sở-vật chất CTTT.
Thứ ba, Có kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ CTTT cần chú
ý đến tính hiện thực của nó, phải xây dựng cả kế hoạch lâu dài và cả kế hoạch trước mắt.
Thứ tư, Đầu tư và cung cấp trang thiết bị hiện đại, phù hợp với điều kiện
phát triển của công nghệ thông tin như: máy vi tính, máy ghi âm, tivi, đầu quay video cho đội ngũ cán bộ làm CTTT.
Thứ năm, Xây dựng hệ thống phương tiện đảm bảo lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng; nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, tránh thất thoát lãng phí và sử dụng không đúng mục đích. Đồng thời cũng đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ làm CTTT biết sử dụng thành thạo, phát huy ưu thế của công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ.
Do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới và cuộc cách mạng thông tin ngày càng phát triển nhanh đòi hỏi cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ cho CTTT không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của CTTT. Mặt khác, cũng cần chú ý đến khâu sử dụng và bảo quản để phát huy khả năng công suất của cơ sở vật chất, tránh hiện tượng lãng phí mà hiệu quả không cao. Bởi vậy, nâng cao chất lượng CTTT chúng ta không chỉ quan tâm đến cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí mà cần quan tâm tới tất cả các yếu tố khác trong hệ thống cấu trúc CTTT. Việc tuyệt đối hóa một nhân tố nào đều gây ảnh hưởng đến nhân tố khác và chất lượng CTTT không đạt được như yêu cầu đặt ra.
Kết luận Chương 3
Công tác tư tưởng của Đảng nói chung và của Đảng bộ huyện Châu Thành nói riêng luôn gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tham gia phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Để phát huy vai trò của công tác tư tưởng của Đảng bộ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản như: nâng cao nhận thức và đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp CTTT; không ngừng củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng; thực hiện tốt sự phối hợp giữa các lực lượng và tăng cường kinh phí cho hoạt động CTTT; gắn nhiệm vụ công tác tư tưởng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Tư tưởng là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, chịu sự chi phối của tồn tại xã hội song có tác động trở lại rất lớn đến sự phát triển của xã hội. Nắm bắt được quy luật đó, từ khi ra đời đến nay, trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng CTTT và xác định nâng cao chất lượng CTTT là nhân tố quan trọng để xây dựng Đảng vững mạnh ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Đây là một trong những vấn đề quan trọng trong thực tiễn của Đảng ta. Trong quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, trong giai đoạn xây dựng đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta luôn coi trọng công tác chính trị tư tưởng là khâu đột phá quyết định trong tiến trình cách mạng.
Ngày nay chúng ta đang đứng trước những vận hội mới, đồng thời cũng có những thách thức mới, CTTT của Đảng đang đứng trước một trọng trách nặng nề là: Khẳng định tính đúng đắn và sức sống mạnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam với đất nước, dân tộc và động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, CTTT phải đứng ở vị trí hàng đầu, là vũ khí sắc bén trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, trong đấu tranh tư tưởng chống lại chiến lược "Diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và thế lực thù địch phản động. Hiện nay cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng, văn hoá diễn ra rất gay go, phức tạp. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng CTTT giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong những năm qua, CTTT của Đảng bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang có nhiều cố gắng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều
thành tích, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, động viên và quần chúng nhân dân, xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Động viên mọi tầng lớp nhân dân chủ động trong lao động sản xuất, công tác, học tập, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
Bên cạnh thành tích đạt được vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục. Trong những năm tới CTTT ở Đảng bộ huyện Châu Thành phải không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tăng cường hoạt động của các cơ quan chuyên trách, thực hiện tốt chức năng tham mưu, mặt khác phải phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng tạo sự thống nhất trong Đảng bộ huyện, thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI đề ra, góp phần đưa huyện Châu Thành ngày càng giàu đẹp, văn minh và phát triển bền vững.
Để phát huy vai trò của CTTT, Đảng bộ huyện Châu Thành cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản như: nâng cao nhận thức và đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng; không ngừng củng cố đội ngũ cán bộ làm CTTT; thực hiện tốt sự phối hợp giữa các lực lượng và tăng cường kinh phí cho hoạt động CTTT; gắn nhiệm vụ CTTT với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.