Những hạn chế về công tác tư tưởng ở Đảng bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 58 - 60)

Thành, tỉnh An Giang

Bên cạnh những kết quả đạt được, CTTT của Đảng bộ huyện Châu Thành còn một số hạn chế, cụ thể như sau:

Một số cấp ủy chưa thấy được vị trí, vai trò của CTTT trong việc thống nhất quan điểm cũng như xác định rõ CTTT trên trận địa quan trọng góp phần ổn định chính trị và đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của huyện; chưa nhận thức đầy đủ được vai trò hết sức to lớn của cuộc đấu tranh tư tưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt, chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ sai trái; thiếu quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống. Chất lượng sinh hoạt tư tưởng ở một số tổ chức cơ sở Đảng còn thấp, thiếu tính chiến đấu, còn mang tính hình thức.

Nội dung, hình thức và phương pháp CTTT còn chậm đổi mới, dẫn đến tình trạng CTTT trở nên lạc hậu so với yêu cầu của thực tiễn trong tình hình mới. Việc học tập nghị quyết kém hiệu quả, không thiết thực và thiếu thiết phục. Thông thường, sau mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc, hội nghị trung ương, việc triển khai quán triệt nghị quyết được tiến hành trên quy mô rất lớn, thời gian rất dài, tổ chức nhiều lớp học nghị quyết cho đảng viên cấp dưới. Thế nhưng, thực tế cho thấy có một tình trạng khá phổ biến là: hội nghị lớp, nhiều người, báo cáo viên đọc từng đoạn nghị quyết rồi giải thích, lấy ví dụ minh họa thêm… vì nghị quyết rất dài, đề cập rất nhiều vấn đề vĩ mô, rất ít liên quan đến công việc cụ thể của đơn vị nên mọi người rất ít chú ý lắng nghe, nhiều người nói chuyện riêng, còn báo cáo viên cứ nói cho hết giờ… nên nghị quyết “ngấm” vào đảng viên rất

ít, không đi vào cuộc sống. Cách thức phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng đến nhân dân chưa được coi trọng đúng mức. Đối với Đảng bộ cơ sở có các chi bộ ấp trực thuộc, tổ tự quản nhân sự chủ yếu là cán bộ hưu trí, họ không còn là công chức Nhà nước đương chức nên không bị ràng buộc trách nhiệm với chính quyền, mà tham gia nhiệt tình và tự giác. Tại các cuộc hợp tổ người dân, các hộ trong tổ ít tham gia họp, nếu có chỉ có đại diện một người trong hộ đi họp thậm chí còn là con em của hộ. Vì vậy, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến nhân dân rất chậm và còn hạn chế.

Việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hình thức đơn điệu. Các chương trình thời sự ít người dân quan tâm, các bài xã luận về chính trị trên báo cũng ít người đón đọc.

Phạm vi tác động, ảnh hưởng của CTTT có dấu hiệu bị thu hẹp. Hiện nay, lợi dụng các phương tiện thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, các thế lực thù địch tìm cách tuyên truyền kích động chống phá chế độ ta trên mọi diễn đàn nhưng những người làm CTTT chưa có cách để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách quyết liệt, mạnh mẽ, thuyết phục mà còn bị động, hiệu quả thấp, thậm chí tài liệu chính thống tuyên truyền còn bị chậm trễ.

Không khí dân chủ có tiến bộ nhưng tình trạng hạn chế về quy chế dân chủ vẫn còn phổ biến với việc cải cách hành chính với bốn nội dung cải cách thể chế, cải cách thủ túc hành chính, cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách tài chính công còn chậm. Trong khi đó CTTT thiếu nhạy bén dẫn đến tình trạng một số cán bộ, đảng viên và nhân dân thờ ơ chính trị, thái độ an phận.

Hệ thống tuyên giáo ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ làm công tác tuyên giáo thiếu tính ổn định nên thời gian và kinh nghiệm dành cho công tác tuyên giáo còn hạn chế, mặt khác lại chưa đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì thế dẫn đến tình trạng khó khăn, chưa nắm bắt tư tưởng của cán bộ, nhân dân và dư luận xã hội kịp thời cùng với chiều hướng phát triển của tâm

trạng tư tưởng trên địa bàn trước những tình hình xã hội diễn biến phức tạp hiện nay dẫn đến sự lúng túng, bị động trong cách giải quyết.

Một số cấp ủy chưa quan tâm đúng mức đến CTTT đặc biệt là việc đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động CTTT ở một số cơ sở, đơn vị chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra nhất là yêu cầu nâng cao chất lượng CTTT trong tình hình mới. Việc kiểm tra đánh giá tác động của CTTT đến cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đồng bộ, thường xuyên việc thực hiện thông tin và nắm bắt dư luận, dự báo tình hình, định hướng tin thường chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w