Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng có phẩm chất và năng lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 86 - 89)

phẩm chất và năng lực

Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay đòi hỏi cán bộ tư tưởng, lý luận phải năng động, sáng tạo trong xử lý tình huống; giữ nghiêm kỷ luật, chống giáo điều máy móc, không ngừng nâng cao tính thuyết phục lấy kết quả của thực tiễn

để kiểm nghiệm chân lý, góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận mới trong quá trình lãnh đạo đất nước đi lên CNXH của Đảng cầm quyền.

Khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng CTTT của các tổ chức Đảng là khâu công tác cán bộ. Những cán bộ làm công tác tuyên giáo và đội ngũ báo cáo viên từ cấp huyện đến cơ sở chính là lực lượng nòng cốt trong đổi mới phương thức CTTT, bám sát và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Châu Thành đã quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ làm CTTT; song cơ cấu, chất lượng đội ngũ làm CTTT, nhất là đội ngũ báo cáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được tình hình nhiệm vụ ở cơ sở. Một số được đào tạo, phát huy tốt thì lại được cấp ủy điều sang làm công tác khác. Mặt khác, do thu nhập còn thấp và nghề tuyên giáo luôn bị quan niệm là cái nghề “không quyền, không tiền, không thế”, một số cán bộ tư tưởng kém nhiệt tình, dẫn đến hiệu quả công tác thấp.

Lực lượng nòng cốt thực hiện CTTT của Huyện ủy và cơ sở còn mỏng chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Do đó để nâng cao chất lượng CTTT, cấp ủy các cấp của huyện phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp đủ về số lượng, kiên định về lập trường, vững vàng về bản lĩnh, mạnh về chuyên môn, sáng tạo trong phương pháp để đủ sức gánh vác nhiệm vụ nặng nề của ngành trong giai đoạn cách mạng mới, trong đó chất lượng cán bộ được coi trọng hàng đầu.

Nhiệm vụ quan trọng này đòi hỏi phải có một chiến lược quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo, nếu không sẽ vẫn rơi vào tình trạng bố trí, sắp xếp cán bộ thụ động, chắp vá, thiếu hợp lý. Từng bước bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm CTTT có những tố chất sau:

Thứ nhất, Có kiến thức cơ bản về xây dựng Đảng; nắm vững chủ trương,

đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Biết lấy tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để noi theo và gương mẫu rèn luyện đạo đức cách mạng.

Thứ hai, Có năng lực toàn diện và chuyên sâu các mặt CTTT, đặc biệt là

năng lực đánh giá, tổng kết thực tiễn vừa để kịp thời tham mưu sâu cho cấp ủy, vừa để trực tiếp tham gia chỉ đạo các hoạt động của công tác tuyên giáo, nhất là CTTT. Biết thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao nhận thức lý luận và trình độ chuyên môn mọi mặt. Không hoang mang, dao động trước những biến động phát sinh từ thực tiễn cuộc sống.

Thứ ba, Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức cao trong tự phê bình

và phê bình hiệu quả trong xã hội, trong Đảng nói chung và trong nội bộ ngành nói riêng. Một khi đã có bản lĩnh phê phán các hiện tượng tiêu cực, các biểu hiện yếu kém, trong đời sống xã hội và đời sống đảng, thì cũng phải có bản lĩnh lắng nghe các ý kiến phản biện, phê bình của đồng nghiệp, đồng chí, đồng bào để hoàn thiện bản thân về phẩm chất, nhân cách, trình độ và phương pháp công tác.

Thứ tư, Biết gần dân để học dân và hiểu dân mà phục vụ dân; có năng lực

vận động, thuyết phục quần chúng v.v…

Đã đến lúc, trong chiến lược quy hoạch cán bộ tuyên giáo phải xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ tuyên giáo ở từng ngạch bậc, từ chuyên viên đến chức danh lãnh đạo các cấp để có quy hoạch bồi dưỡng. Cái đích vươn tới là xây dựng một đội ngũ cán bộ tuyên giáo có bộ óc sáng suốt, có trái tim nóng bỏng…

Thực tiễn cơ sở cho thấy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm CTTT, nhất là các báo cáo viên, tuyên truyền viên, đang là nhu cầu cấp bách. Để đảm bảo có một đội ngũ cán bộ chuyên trách CTTT vững vàng về tư tưởng chính trị, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, năng lực công tác và thực tiễn, nắm sát tình hình, nói và viết có sức hấp dẫn, thuyết phục, cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm CTTT ở cơ sở; lấy hoạt động thực tiễn để rèn luyện, thử thách và nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn và khả năng thích ứng với thực tế của họ. Dành một khoản kinh phí nhất định cho công tác đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ này, có chế độ, chính sách đãi ngộ tương xứng, giúp họ khắc

phục những khó khăn trong cuộc sống; động viên kịp thời, để họ không ngừng nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w