Những kết quả về công tác tư tưởng ở Đảng bộ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 49 - 58)

An Giang trong những năm qua

2.2.1. Những kết quả về công tác tư tưởng ở Đảng bộ huyện ChâuThành, tỉnh An Giang Thành, tỉnh An Giang

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng

Thực hiện đường lối đổi mới của đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ huyện Châu Thành đã xác định được hướng đi đúng đắn. Đó là, phát huy sức mạnh toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời coi trọng xây dựng Đảng vững mạnh cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó CTTT được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, trong những năm qua công tác tư tưởng của Đảng bộ huyện đã được các cấp uỷ Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương: Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về "Nhiệm vụ chủ

yếu của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới "; Chỉ thị số 23 của Ban

giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Kết luận Hội nghị Trung Ương 12 (khoá IX) về “Tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện

nay"; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về "Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới". Và một số Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ An Giang về

công tác tư tưởng.

Trong quá trình thực hiện các Nghị quyết, Đảng bộ huyện đã tập trung xây dựng lực lượng, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thực hiện tốt CTTT của Đảng bộ. Bộ máy Ban Tuyên giáo được củng cố và xây dựng từ huyện xuống cơ sở, bộ máy của các ngành làm công tác tuyên truyền, thông tin được củng cố xây dựng cả về số lượng và chất lượng. Thành lập đội ngũ báo cáo viên của huyện nhằm tăng cường đưa thông tin về cơ sở. Đầu tư nâng cấp về cơ sở chất cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, nhằm đẩy mạnh và nâng chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng bộ huyện, các cấp ủy đảng cơ sở đã xác định được vai trò nhiệm vụ CTTT là trách nhiệm của cấp ủy đứng đầu là đồng chí Bí thư. Đây là những lực lượng trực tiếp và thường xuyên đối với hoạt động tư tưởng của Đảng bộ huyện.

Cùng với việc xây dựng đội ngũ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và củng cố hệ thống truyền thanh cơ sở, tranh thủ giúp đỡ của cấp trên, đầu tư xây dựng, mở rộng các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay, tất cả các xã, thị trấn đã xây dựng cơ bản hoàn chỉnh hệ thống truyền thanh cơ sở. Đầu tư nâng cấp máy thu phát sóng tại Đài Tuyền thanh huyện, máy thu phát sóng FM cho đài và các trang thiết bị khác đảm bảo cho việc phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền. Hiện nay, 100% xã, thị trấn có điểm là bưu điện văn hoá, công tác thông tin tuyên truyền qua các kênh báo nói, báo viết phát huy tác dụng, 100% số chi bộ có đủ các loại báo và tạp chí theo quy định.

- Công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền của Đảng bộ huyện Châu Thành luôn bám sát nhiệm chính trị của Đảng bộ để xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục, cổ

vũ, động viên, toàn dân thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cụ thể. Nội dung đó được thể hiện ở những điểm sau:

Việc triển khai, quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và của huyện là những nội dung chủ yếu, thường xuyên của công tác tuyên truyền. Huyện ủy coi trọng việc chỉ đạo tổ chức triệt các chỉ thị, nghị quyết nhằm thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, trong nhân dân. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã chủ động tham mưu với cấp ủy trong việc xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức học tập các Nghị quyết, cấp tài liệu, phân công đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, định thời gian, địa điểm.... Vì thế, sau mỗi đợt học tập đều đạt hiệu quả cao về cả nhận thức và hành động. Từ năm 2010 đến nay, Huyện ủy đã tổ chức rất nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với nội dung thiết thực như triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, XI; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, X; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII; Các nghị quyết của các hội nghị Trung ương (khóa XI, XII) và các chỉ thị, chính sách, luật pháp khác của Nhà nước. Qua học tập đã góp phần nâng cao nhận thức, thông suốt đường lối, quan điểm của Đảng, tạo sự nhất trí cao về tư tưởng huy động sức mạnh tổng hợp chung khối đại đoàn kết toàn dân, để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI đề ra góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thông tin có định hướng tình hình thời sự trong nước và quốc tế kịp thời tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù. Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo và Công an huyện phối hợp với cơ sở tổ chức gần 200 buổi thông báo kết luận 94 -KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nói chuyện về âm mưu“Diễn biến hòa bình” của kẻ địch, thời sự trong nước và quốc tế, vấn đề dân chủ và nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan. Chỉ tính riêng trong hơn 02 năm (2015, 2016), đã tổ chức

được 23 hội nghị thông tin cho báo cáo viên với 1.240 lượt đồng chí tham dự; 85 hội nghị thông tin báo cáo viên ở các xã, thị trấn với 12.000 lượt cán bộ đảng, viên tham dự; Ban biên tập Bản tin của huyện đã biên tập được 26 số bản tin với 13.020 cuốn và cấp 14.550 cuốn bản tin của tỉnh phục vụ công tác tuyên truyền và sinh hoạt chi bộ. Đài Truyền thanh huyện đã biên tập được 432 chương trình truyền thanh với 5.600 tin bài, biên tập 165 chương trình truyền hình với 1.863 tin bài. Chỉ đạo đài truyền thanh cơ sở xây dựng nhiều chương trình truyền thanh có chất lượng tốt. (nguồn của Ban Tuyên giáo huyện ủy)

Huyện ủy hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm, các đợt vận động chính trị lớn của đất nước và của địa phương, tuyên truyền giáo dục truyền thống của dân tộc và địa phương. Đây là hoạt động nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước để làm cho các thế hệ thấy được thành quả cách mạng mà Đảng, dân tộc ta giành được phải đổi bằng xương máu và nước mắt. Từ đó, mỗi cán bộ đảng viên, nhân dân phát huy hết trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thông qua các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, huyện đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các thế hệ lão thành cách mạng, các thanh niên xung phong và các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang. Nhân các ngày lễ lớn, huyện thường tổ chức thăm hỏi động viên, tặng quà, tặng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bằng những việc làm thiết thực cụ thể như vậy đã có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, về truyền thống “uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người

trồng cây" của dân tộc Việt Nam.

Việc triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Kế hoạch 23-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong Chi bộ được tiến hành kịp thời và đảm bảo theo hướng dẫn của cấp trên; cán bộ, đảng viên, quần chúng trong cơ quan đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc

tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Quy định 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Qua triển khai học tập, nhận thức của cán bộ, đảng viên được nâng lên, ý thức đăng ký và thực hiện có chuyển biến.

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về "Tăng

cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”, trong thời gian qua Huyện uỷ đã quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ

công tác biên soạn lịch sử đảng bộ ở các địa phương, có 100% đảng bộ các xã, thị trấn trong toàn huyện đã thành lập ban sưu tầm nghiên cứu đảng bộ cấp mình và đã tiến hành triển khai kế hoạch biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương. Kết quả đã có 13/13 đảng bộ làm tốt việc khai thác sưu tầm tư liệu; 10/13 đảng bộ đã hoàn thành bản sơ thảo, trong đó: 07 đảng bộ xã, thị trấn đã biên soạn xong và in thành sách. Thông qua việc sưu tầm và biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương đã góp phần khơi dậy những giá trị, truyền thống tốt đẹp của quê hương, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc. (nguồn của Ban Tuyên giáo huyện ủy)

Trong những năm qua, các ngành trong khối tư tưởng - văn hoá, các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện đã có những cố gắng trong công tác vận động quần chúng, huy động hội viên, đoàn viên tham gia CTTT trong nội bộ nhân dân, trong đó cán bộ, đảng viên là lực lượng nòng cốt, ở nhiều cơ sở đã duy trì và mở rộng phong trào nhân dân tự quản, triển khai nhiều hình thức lấy quần chúng giáo dục quần chúng, coi trọng biểu dương các điển hình tiên tiến, người

tốt, việc tốt đi đôi với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phê phán các hiện tượng tiêu cực.

- Công tác giáo dục lý luận chính trị

Xác định rõ vai trò, vị trí của công tác giáo dục lý luận chính trị nên trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang, Huyện ủy Châu Thành đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện triển khai thực hiện hệ thống chương trình học tập đa dạng, phong phú cho nhiều đối tượng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Tài liệu do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) và các ban ngành biên soạn như: Chương trình bồi dưỡng kết nạp đảng, chương trình bồi dưỡng đảng viên mới, chương trình bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở, chương trình bồi dưỡng trưởng ấp, chương trình bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyển sinh, dân vận, tổ chức, kiểm tra ở cơ sở, chương trình bồi dưỡng cán bộ Hội Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên.

Từ năm 2010 - 2015, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện đã mở 20 lớp cảm tình Đảng cho 1.924 quần chúng ưu tú, 12 lớp chính trị phổ thông cho 1.174 đảng viên, bồi dưỡng cấp ủy và bí thư chi bộ 583 lượt đồng chí, mở 06 lớp sơ cấp lý luận chính trị cho 396 đồng chí, mở 04 lớp trung cấp lý luận tại chức cho 342 đồng chí; 18 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ đoàn thể; trưởng ấp và các chức danh khác tại cơ sở cho 1.499 đồng chí. Đồng thời Huyện ủy cử 19 đồng chí học các lớp cao cấp, cử nhân chính trị, 465 đồng chí học đại học. Đến nay có 100% Trưởng, phó các phòng ban của huyện có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học (trong đó có 03 Thạc sĩ), 93% có trình độ trung cấp chính trị, cao cấp, cử nhân. Việc nghiên cứu học tập các nghị quyết của Đảng trong toàn Đảng bộ huyện đã trở thành nề nếp, các địa phương, đơn vị đã xây dựng được chương trình hành động cụ thể, thiết thực, sát với thực tế địa phương, đơn vị mình và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao [5].

Công tác giáo dục lý luận chính trị Đảng bộ huyện đã góp phần thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu chính trị cơ bản của địa phương. Đồng thời góp phần xây dựng và củng cố niềm tin, giữ vững ổn định chính trị tư tưởng. Những nội dung có tính định hướng trong các loại chương trình bồi dưỡng có tác dụng củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên, uốn nắn những lệch lạc, chống các luận điệu xuyên tạc thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng trong toàn Đảng bộ, giúp cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở có tầm nhìn, có năng lực tự đánh giá, tự lý giải các vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống; xây dựng tư duy mới cho cán bộ, đảng viên, giúp họ thay đổi cách làm ăn, nâng cao hiệu quả công tác, đồng thời góp phần vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.

- Chất lượng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên

Nhằm làm tốt CTTT trên địa bàn huyện, trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã quan tâm kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng từ huyện đến cơ sở. Đã kịp thời kiện toàn Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đủ biên chế, đảm bảo tiêu chuẩn hóa (hiện nay Ban Tuyên giáo Huyện ủy hiện có 07 đ/c: 01 trưởng ban, 02 phó trưởng ban và 04 chuyên viên. Trình độ chính trị: cao cấp 04, trung cấp 01; chuyên môn: cử nhân 06, trung cấp 01); Ban tuyên giáo các đảng uỷ trực thuộc có từ 01 đồng chí; các chi bộ trực thuộc Huyện uỷ do đồng chí Bí thư chi bộ trực tiếp phụ trách công tác tuyên giáo. (xem phụ lục 2 và phụ lục 3)

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ban Thường vụ Huyện uỷ thành lập Đội ngũ Báo cáo viên cấp huyện 20 đ/c, cấp xã - thị trấn 226 đ/c. Lực lượng nắm dư luận xã hội của huyện 21 đ/c. (xem phụ lục 1)

Đảng bộ huyện có đội ngũ báo cáo viên từ cấp huyện đến cơ sở khá đông đảo, 100% các đồng chí báo cáo viên của huyện đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận. Tuy nhiên ngũ báo cáo viên của các chi, đảng bộ cơ sở

còn nhiều hạn chế có tới 56 đồng chí chưa được đào tạo về chuyên môn, 82 đồng chí chưa được về mặt lý luận chính trị .

Ngoài đội ngũ báo cáo viên, trong những năm vừa qua, Huyện uỷ thành lập tổ dư luận xã hội của huyện. Nhiệm kỳ 2010 - 2015 tổ dư luận xã hội của huyện có 19 đồng chí do đồng chí Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ làm tổ trưởng. Hàng tháng, quý trong năm tổ thường xuyên giao ban nắm bắt kịp tình hình cơ sở, tình hình tư tưởng, tâm trạng dư luận xã hội kịp thời báo cáo Huyện uỷ để đề ra các giải pháp xử lý, định hướng dư luận xã hội trong toàn huyện.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ tuyên giáo và đội ngũ báo cáo viên, thành viên Tổ dư luận xã hội từ huyện đến cơ sở đều hoạt động tích cực, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai quán triệt chỉ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w