Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự phối hợp các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong huyện để tiến hành công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 70 - 74)

quan, đơn vị, các tổ chức trong huyện để tiến hành công tác tư tưởng

Cùng với việc nâng cao nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của CTTT đối với các cấp ủy đảng, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với CTTT và lĩnh vực tư tưởng. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy và Ban tuyên giáo các cấp

đối với CTTT của Đảng bộ huyện, thể hiện qua việc lãnh đạo, chỉ đạo cho cấp ủy cơ sở và ngành tuyên giáo triển khai thực hiện nhiệm vụ CTTT phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, gắn bó với đời sống thực tiễn của địa phương; CTTT phải gắn với phong trào cách mạng quần chúng; gắn với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền; phải kết hợp giáo dục tư tưởng trong Đảng đối với CTTT ngoài xã hội.

Thứ hai, Công tác tư tưởng phải hướng về nhân dân, lấy tổ chức nhân dân

để làm tư tưởng trong nhân dân.

Trong CTTT, nhân dân là lực lượng hùng hậu, họ không chỉ là đối tượng tuyên truyền, giáo dục, vận dụng mà còn là chủ thể tích cực tham gia giải quyết những vấn đề tư tưởng ở cơ sở. Một mặt, nhân dân là “tai mắt” của Đảng trong nắm bắt và phản ánh tư tình tư tưởng. Mặt khác, nhân dân là chủ thể, là lực lượng tuyên truyền có sức mạnh to lớn và hiệu quả. Đặc biệt trong đấu tranh chống tiêu cực, chống tệ nạn xã hội, trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân… cần phát huy sức mạnh đoàn kết và vai trò của đoàn thể nhân dân. Một khi toàn dân đã ủng hộ, tích cực tham gia thì CTTT có sức sống và hiệu quả.

Để phát huy vai trò của nhân dân các ban, ngành, các đoàn thể chính trị ở cơ sở phối hợp thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn, cộng tác viên, các hội, tổ, nhóm do các đoàn thể chính trị, các hội đăc thù quản lý, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp. Nội dung hoạt động và điều kiện vật chất do các đoàn thể, Ban Tuyên giáo hỗ trợ.

Thứ ba, Đổi mới việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và ban hành

các văn bản, các nghị quyết, chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội từ huyện đến cơ sở theo hướng cụ thể, thiết thực gắn liền với các biện pháp CTTT. Trong các giải pháp thực hiện các chương trình, kế hoạch đó, cần coi trọng giải pháp tư tưởng. Nhận thức có sâu sắc, tư tưởng có thông suốt thì hành động mới tích cực, hiệu quả.

Thứ tư, Định hướng chính trị tư tưởng qua việc xác định phương hướng,

nhiệm vụ CTTT từng thời gian, trên các lĩnh vực công tác quan trọng có liên quan đến vấn đề nổi cộm, những điểm nóng xảy ra trên địa bàn có liên quan đến lợi ích, quyền lợi của nhân dân.

Lắng nghe ý kiến nhiều chiều, tiếp thu những điều hợp lý, trao đổi ý kiến thẳng thắn đối với những người có quan điểm không đúng. Nắm bắt kịp thời những diễn biến tư tưởng, bảo đảm tính khoa học và tin cậy trong việc điều tra dư luận xã hội, kiên quyết đấu tranh với những thủ đoạn “ Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Thứ năm, Có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ việc tuyên truyền đường lối, nghị

quyết, quan tâm của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên tất cả lĩnh vực ở từng địa phương, trước hết trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các ngành ở cơ sở, chống các khuynh hướng, quan điểm sai lầm.

Thường xuyên giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh” mỗi cán bộ đảng viên phải thực hiện ít nhất một việc làm thiết thực theo Bác. Việc giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng cần đi đôi với phong trào thi đua

của các tổ chức Đảng, các hội đoàn thể, quan tâm đến những quyền lợi chính đáng hợp pháp của cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động gắn với phong trào quần chúng xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Thứ sáu, Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tham mưu

về CTTT nhất là Ban Tuyên giáo, đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên, các ngành phối hợp thực hiện CTTT; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ làm CTTT, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đủ phẩm chất, năng lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

Tăng cường sự phối hợp các cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong huyện để tiến hành công tác tư tưởng

Sử dụng sức mạnh tổng hợp trong CTTT là yêu cầu khách quan của công tác này. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị đòi hỏi CTTT phải biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng trong hệ thống chính trị, các công cụ, các phương tiện trong từng thời điểm thì hiệu quả mới cao. CTTT của Đảng bộ huyện hiện nay không chỉ là của cấp ủy Đảng và càng không chỉ là Ban Tuyên giáo hay các cơ quan thông tin, cổ động huy động để làm CTTT mà phải huy động được mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng cả trong và ngoài Đảng, cả những thành phần do địa phương quản lý lẫn những thành phần từ bên ngoài cùng có mặt trên địa bàn.

Công tác phối hợp để làm CTTT cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết, kế

hoạch, chương trình công tác do cấp ủy đề ra có liên quan đến nhiệm vụ của các tổ chức chính quyền, đoàn thể; tuyên truyền, giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, các phong trào thi đua yêu nước, các ngày kỷ niệm, các sự kiện lớn của đất nước; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về các lĩnh vực liên quan

đến tư tưởng. Thực hiện sự kết hợp, phối hợp trên, các tổ chức bộ máy tiến hành CTTT, trước hết phải xây dựng quy chế phối hợp nhằm không đùn đẩy trách nhiệm, không lấn sân, không có hiện tượng trống đánh xuôi kèn thổi ngược; phải tự xây dựng chương trình nội dung, kế hoạch hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Huyện ủy sử dụng Ban Tuyên giáo huyện ủy làm tham mưu, có trách nhiệm thống nhất thành kế hoạch phối hợp hoạt động chung.

Thứ hai, Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các

nhiệm vụ CTTT của các đoàn thể nhân dân, các đơn vị văn hóa, thông tin trên địa bàn. Ban Tuyên giáo huyện ủy và các tổ chức Đảng phải tăng cường kiểm tra CTTT, kiểm tra nắm bắt tình hình thực tiễn, phát huy những khuynh hướng tư tưởng, tâm trạng và dư luận xã hội, phát hiện các sai sót để kịp khắc phục. Thông qua kiểm tra các cấp ủy, Ban Tuyên huyện ủy có được những thông tin cần thiết để tham mưu cho Huyện ủy điều chỉnh, có quyết định đúng, kịp thời. Đồng thời kết quả kiểm tra sẽ giúp cho mỗi cấp ủy, cơ quan đơn vị, cá nhân tự mình nhìn nhận đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phấn đấu sửa chữa để nâng cao chất lượng CTTT.

Thứ ba, Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm CTTT, cử cán bộ trực tiếp tham

gia vào quá trình giải quyết các vấn đề cụ thể, bức xúc ở địa phương, tham gia vào quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, các quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách các công trình liên quan đến lợi ích của cộng đồng; nắm bắt tình hình và phối hợp lực lượng trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh. Bản thân cán bộ, đảng viên muốn làm tốt CTTT phải là những người đảng viên gương mẫu và tuyên phong trên mọi lĩnh vực, phải là tấm gương cho quần chúng noi theo. Mọi đảng viên làm tốt công tác thông tin hai chiều, một chiều là truyền đạt, một chiều khác là nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của quần chúng để phản ánh với tổ chức Đảng tìm biện pháp giải quyết.

Thực hiện phương châm “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng” chính là tạo vị thế chính trị và tinh thần, đồng thời tạo thêm thế và lực cho công tác này, có

nghĩa là tăng cường tính Đảng đối với công tác này, làm cho tổ chức Đảng, các ban, ngành, đoàn thể thấy rõ tầm quan trọng của CTTT của Đảng bộ huyện. CTTT góp phần rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức; góp phần trực tiếp xây dựng Đảng bộ về chính trị, tư tưởng. Việc phối hợp, kết hợp thống nhất, đồng bộ các hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong lĩnh vực tư tưởng là một giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng CTTT. Các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng chỉ đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực, khi các chủ trương, nghị quyết ấy được chính quyền thể chế hóa thành chính sách, pháp luật và được các đoàn thể nhân dân thông suốt và tự giác thi hành. Do vậy, Đảng lãnh đạo phát huy vai trò sức mạnh của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, phải thống nhất và phối hợp chặt chẽ mọi hoạt động của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị để tạo nên sức mạnh tổng hợp trên mặt trận tư tưởng của Đảng bộ huyện Châu Thành.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w