Đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp, đảm bảo chất lượng hiệu quả và tính chiến đấu cao của công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 74 - 80)

lượng hiệu quả và tính chiến đấu cao của công tác tư tưởng

Trong thời gian qua, nội dung và phương thức CTTT của Đảng bộ huyện Châu Thành đã có những đổi mới. Một trong những đổi mới đó là hướng về cơ sở; giải quyết những vấn đề cơ sở. CTTT đặc biệt chú ý phương pháp thuyết phục và nêu gương; không ngừng chú ý nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị, chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tăng cường đối thoại và khắc phục tình trạng độc thoại và huy động tất cả các phương tiện thông tin đại chúng cùng làm tốt CTTT. Để thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ nặng nề trong thời gian tới, vấn đề có ý nghĩa quyết định của Đảng bộ huyện Châu Thành là kiên trì, nỗ lực đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và vững chắc nội dung, hình thức, phương pháp CTTT của Đảng theo định hướng cơ bản: tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả, nâng cao tính chủ động và tính chiến đấu, tạo bằng được sự gắn bó với nhân dân và thực tiễn đất nước với các nội dung sau:

Thứ nhất, Bằng mọi phương pháp, phương tiện cần nắm bắt thực trạng tư

tưởng và chiều hướng diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội từ huyện xuống cơ sở, từ trong đảng đến các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế để nắm thực sự đầy đủ tình hình diễn biến tư tưởng trong đảng bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Cần sử dụng nhiều phương pháp như: phương pháp hành chính và các phương pháp xã hội học … để có được những kết quả và dự báo đúng đắn về tình hình tư tưởng như dư luận xã hội của mọi tầng lớp dân cư huyện Châu Thành.

Thứ hai, Ban tuyên giáo huyện ủy cũng như các thành viên khác trong hệ

thống chính trị cần rà soát lại theo yêu cầu đổi mới tất cả các lĩnh vực công tác của mình, bàn bạc và thực hiện đổi mới cho từng nội dung để trong thời gian tới tạo được những bước chuyển căn bản về chất lượng, hiệu quả.

Nội dung chủ yếu CTTT ở Đảng bộ huyện đã được xác định là tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người hiểu đúng, thông suốt và nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng xã hội công dân sống và làm việc theo pháp luật; quán triệt nhiệm vụ chính trị của huyện, cổ vũ động viên mọi người nêu cao trách nhiệm, hăng hái thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tạo nên phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng; giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng, giáo dục phát huy truyền thống và nâng cao đạo đức cách mạng, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư; giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời nắm bắt và giải đáp tư tưởng mới nảy sinh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, chủ động và kiên quyết đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh tư tưởng; thực hiện góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thông qua nhiều hình thức và biện pháp, nội dung CTTT được chuyển tải đến đối tượng để tác động như hoạt động tuyên truyền miệng; sinh hoạt, hội nghị của các tổ chức; các lớp học; hoạt động văn hóa - văn nghệ quần chúng; các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan; tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp v.v…

Thông thường đa phần nội dung CTTT của Đảng bộ huyện căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và sự vận động linh hoạt với nhiệm vụ chính trị của huyện, vấn đề là thực hiện chuyển tải sao cho tác động được đến cán bộ, đảng viên, nhân dân để nhận thức đúng và trở thành hành động trong thực tiễn. Vì vậy, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp CTTT của Đảng bộ huyện là giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng nhưng không có nghĩa là thay đổi bằng nội dung, hình thức, phương pháp khác mà căn bản là làm cho các nội dung đó gắn với thực tiễn, phù hợp với đối tượng. Các nội dung giáo dục lý luận, tuyên truyền, cổ động phải nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của đối tượng; phải liên hệ với thực tế địa phương để mà lý giải, không những nâng cao nhận thức mà quan trọng là xác định hành động. Phải chọn phương pháp tác động tốt nhất để thể hiện nội dung, chủ yếu là đa dạng hóa về hình thức nhằm phù hợp với các bộ phận quần chúng, thậm chí với từng người.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX) yêu cầu: “ Đổi mới nội dung công tác lý luận chính trị theo hướng gắn bó với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, hiệu quả thiết thực, giải đáp được những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Mở rộng sử dụng hình thức đối thoại trong hoạt động tuyên truyền giáo dục” [25, tr.144].

Theo đó, Đảng bộ huyện cần lãnh đạo triển khai các nội dung CTTT nhằm quán triệt nhiệm vụ chính trị của mình, phục vụ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, xem đó là nội dung cốt lõi mà các hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng phải luôn bám sát để tác động. Khi tiến hành tuyên truyền, giáo dục thì cần nêu ra nội dung về việc làm cụ thể xuất phát từ tình hình, thực trạng của địa

phương mình; lấy việc làm, phong trào hành động cách mạng của quần chúng để tuyên truyền, giáo dục làm rõ ý nghĩa chính trị - xã hội. Thực tế trong những năm qua, việc tổ chức học tập giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng và các tầng lớp nhân dân là một nội dung mới, rất được đồng tình, ủng hộ tham gia đông đảo, ai cũng thấy hay và cần thiết, thế nhưng việc làm theo tư tưởng của Bác thì rõ ràng chưa được nhiều, còn khoảng cách khá xa. Cho nên phải tiếp tục tăng cường và mở rộng việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh song phải chỉ ra những việc làm cụ thể phải thực hành đối với từng cấp, từng ngành, đối với mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng. Đổi mới nội dung chính là theo hướng vận dụng, làm rõ những vấn đề lý luận trong thực tiễn.

Đối với CTTT của Đảng bộ huyện, việc đổi mới phương pháp, hình thức tác động trở nên hết sức quan trọng vì có nhiều đối tượng với trình độ, nhu cầu khác nhau và rất đa dạng, mặt khác đang có nhiều kênh thông tin tác động hàng ngày, hàng giờ mà có những kênh thông tin chưa được Đảng, Nhà nước quản lý, chi phối về nội dung. Do đó, hình thức càng đa dạng, phong phú, phương pháp sắc bén, thuyết phục thì mới làm cho nội dung được truyền tải, phát huy tác dụng.

Thứ ba, Công tác tuyên truyền cần chuyển hướng mạnh mẽ, kết hợp

nhuần nhuyễn thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại, lắng nghe, đặc biệt thông tin từ cơ sở lên nhằm mục tiêu định hướng đúng trên cơ sở nắm vững thực tiễn.

Phải hết coi trọng, nâng cao tính giáo dục trong sinh hoạt của tổ chức, các hội quần chúng, các cuộc họp nhân dân, các buổi tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Trong tổ chức các hoạt động khác cũng đề cao tính giáo dục như văn hóa - văn nghệ, vui chơi giải trí, hoạt động thư viện, nhà văn hóa, thông tin đại chúng… nghĩa là việc tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng phải được khai thác tích cực ở tất cả các kênh thông tin, mọi nơi có thể kể cả khi gặp gỡ nhau ngoài hội nghị, diễn đàn. Cần tổ chức lực lượng nòng cốt CTTT của các Đảng

bộ, chi bộ ( báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ, đảng viên…) gặp gỡ thường xuyên với quần chúng nhân dân để tuyên truyền, vận động thông qua trao đổi, nói chuyện để nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ chương, luật pháp của Đảng và Nhà nước, biết được nhiệm vụ chính trị của địa phương mà tham gia thực hiện và cũng qua đó thực hiện quyền giám sát hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên.

Việc tiếp xúc, đối thoại vơi nhân dân rất cần thiết, nhất là đối với từng bộ phận hoặc từng người dân khi có những vấn đề vướng mắc tư tưởng liên quan đến lợi ích. Phải quan tâm bố trí việc tiếp xúc trực tiếp để giải quyết, trong đối thoại cần thấu hiểu, tôn trọng, đề cao tính giáo dục và thuyết phục mới pháp huy hiệu quả. Vì vậy, không chỉ lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên mà tất cả cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ chính quyền phải là những đồng chí có ý thức và biết làm CTTT, thực hiện tuyên truyền giáo dục chính trị - tư tưởng khi làm nhiệm vụ quản lý hành chính đối với người dân.

Có thể nói rằng, phương pháp và các hình thức công tác tuyên truyền miệng là cách làm CTTT chủ yếu, có vị trí đặc biệt trong việc nâng cao nhất lượng CTTT của Đảng bộ huyện.

Thứ tư, Xây dựng các chương trình hành học tập, giáo dục, tuyên tuyền

cho từng đối tượng cụ thể theo trình độ, nghề nghiệp, giới.

Trong đó, chủ yếu là công tác giáo dục lý luận chính trị phải gắn với thực tiễn, phù hợp với đối tượng, lý giải những vấn đề đặt ra từ thực tế địa phương.

Xét về góc độ phương pháp, cần phải thực hiện đổi mới về hình thức sao cho dễ thâm nhập vào quần chúng. Ngoài việc tổ chức lớp học, nên tăng cường nhiều hình thức sinh động khác như hội thi, đố vui, tham quan di tích… qua đó lồng ghép nội dung giáo dục để tìm hiểu, tạo tính chủ động, tự giác ở đối tượng cao hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là chọn lựa hình thức hợp với đặc điểm đối tượng để thu hút tham gia. Do vậy, không chỉ trong tuyên truyền cổ động mà cả trong giáo dục lý luận chính trị cũng phải đầu tư hình thức đa dạng hơn nữa.

Bên cạnh đó, cấp ủy cần quan tâm giải đáp, trả lời những tâm tư, thắc mắc của quần chúng nhân dân về chủ trương, chính sách kể cả việc chưa đúng, thiếu sót, khuyết điểm cũng là cách giáo dục thông qua thực tiễn tạo nên sự đồng cảm.

Thứ năm, Hoạt động tư tưởng cần tăng cường nội dung và phương thức

phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp của CTTT, đặc biệt trong các hoạt động có quy mô lớn, trọng điểm trong nhũng năm tới. Cần nghiên cứu và thực hiện đổi mới căn bản các hoạt động kỷ niệm, các ngày lễ lớn theo hướng thiết thực, gắn với nhu cầu văn hóa, nguyện vọng của nhân dân.

Thứ sáu, Tiếp tục rà soát, tổ chức lại lực lượng truyền thông đại chúng,

phát huy mạnh mẽ tính tích cực, vai trò góp phần đấu tranh chống tiêu cực của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.

Báo chí, đài truyền thanh, đài truyền hình, các mạng thông tin điện tử tác động đến đời sống tinh thần của cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn rất nhanh và mạnh. Tuy nhiên, nhiều vấn đề tư tưởng không thể nói qua báo chí, cho nên phải biết cách khai thác thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Cấp ủy, đội ngũ tuyên giáo của Huyện ủy, và cơ sở cần chú ý tổng hợp các loại thông tin để sử dụng hợp lý trong công tác tuyên truyền miệng trên cơ sở định hướng tuyên truyền giáo dục của Đảng có nội dung cần tuyên truyền hoặc giải thích làm rõ; mặt khác phải phân tích, phản bác lại những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Toàn bộ các nhiệm vụ trên gắn chặt với trách nhiệm có vai trò quyết định của Đảng bộ huyện. Trước những đòi hỏi mới của tình hình hiện nay, cần đề cao trách nhiệm của toàn Đảng đối với CTTT. Xây dựng và thực hiện quy chế, quy định toàn Đảng và mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm CTTT. Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải lập kế hoạch cụ thể chỉ đạo CTTT, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của đơn vị mình, có biện pháp giải quyết kịp thời. Khẩn trương xây dựng xong và đưa vào thực tiễn, vào cuộc sống cơ chế cấp ủy đảng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, cơ chế

phối hợp giữa cơ quan các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở với các cơ quan làm CTTT trong việc triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân…

Kiên trì tìm tòi và thực hiện các giải pháp đổi mới trên đây, CTTT của Đảng bộ huyện Châu Thành nhất định sẽ hoàn thành tốt nhất mục tiêu và những nhiệm vụ nặng nề trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác tư TƯỞNG ở ĐẢNG bộ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w