Thỏa thuận trọng tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

3 Trung tâm Trọng tài Thương

3.1.2. Thỏa thuận trọng tà

- Thỏa thuận trọng tài vô hiệu: Khắc phục sự không rõ ràng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 về các tình huống có thể làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài. Điều 18 của Luật Trọng tài thương mại giới hạn 6 tình huống theo đó thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Đặc biệt, còn có quy định trường hợp thỏa thuận trọng tài không rõ ràng thì bên khởi kiện (nguyên đơn) có quyền được tự do lựa chọn tổ chức trọng tài thích hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với quy định này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp. Một trong những điểm mới của Luật Trọng tài thương mại là đã bỏ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu nếu không quy định hoặc quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, quy định này đã khắc phục điểm hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 về vấn đề này. Bởi trên thực tế, khi các bên đã lựa chọn trọng tài tức là ngay từ đầu các bên đã có ý chí muốn được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã lấy thiếu sót của các bên trong việc chỉ đích danh tên tổ chức trọng tài hoặc ghi tên tổ chức trọng tài không chính xác, không đầy đủ để vô hiệu hóa ý chí sử dụng

trọng tài, thay vì nên quy định một cơ chế phù hợp để bảo đảm tôn trọng thực hiện ý chí đó, nghĩa là các bên phải tiếp tục sử dụng trọng tài như đã cam kết ban đầu. Điều quan trọng nhất là các bên thực sự thể hiện ý định về vấn đề này, thậm chí còn có quy định mở hơn trong việc xác định hình thức của thỏa thuận trọng tài. Theo Luật trọng tài thống nhất của Hoa Kỳ (1955) - Điều 1: Một khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận đó sẽ có hiệu lực và không thể hủy bỏ, luật không quy định thỏa thuận đó sẽ có hiệu lực và không thể hủy bỏ, luật không quy định thỏa thuận đó phải chỉ rõ tên tổ chức trọng tài và khi giải quyết khiếu nại về vấn đề thẩm quyền của trọng tài, các tòa án Hoa

Kỳ cũng dựa trên nguyên tắc này.

- Thỏa thuận trọng tài không hoặc không thể thực hiện được: Điều 6 Luật Trọng tài thương mại quy định: "Tòaán từ chối thụ lý trong trường hợp

có thỏa thuận trọng tài. Trong trường hợp tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được". Luật Mẫu và Pháp luật trọng tài các nước đều đã quy định rất rõ về vấn đề này. Khoản 1 Điều 8 Luật Mẫu quy định:

Tòa án, nơi có khiếu kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài trừ khi thấy thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được[15].

Điều II Công ước New York quy định:

Tòaán của một quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung điều này, sẽ theo yêu cầu của một bên, đưa các bên ra trọng tài, trừ khi Tòaán thấy rằng thỏa thuận nói trên không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được[6].

Luật trọng tài các nước đều có quy định tương tự về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)