3 Trung tâm Trọng tài Thương
2.2.1. Thực trạng sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam
bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam
Là tổ chức phi Chính phủ, Trọng tài Thương mại ở tất cả các nước đều không mang trong mình quyền lực nhà nước khi giải quyết tranh chấp. Điều này tạo nên cho Trọng tài những thuận lợi về việc chủ động trong quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp, tôn trọng và bảo đảm cho các bên quyền tự do định đoạt tối đa về mọi lĩnh vực liên quan đến giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên cũng đặt ra cho Trọng tài Thương mại những khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của cả hai bên tranh chấp trong quá trình tố tụng cũng như việc thi hành phán quyết Trọng tài. Đây có thể coi là vấn đề góp phần quyết định đến sự hấp dẫn của phương thức tài phán này và quyết định hiệu quả trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Trọng tài. Với những nước có Luật Trọng tài, có lịch sử phát triển lâu đời của Trọng tài Thương mại thì trong nội dung của pháp luật về tài phán kinh tế đều có những quy định về sự hỗ trợ quyền lực nhà nước thông qua vai trò của cơ quan tài phán tư pháp là Tòa án để trọng tài hoạt động thuận lợi hơn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh. Riêng Việt Nam, suốt một thời gian dài của lịch sử lập pháp chúng ta không hề quy định về sự hỗ trợ của tài phán nhà nước đối với tài phán phi Chính phủ trong pháp luật về tài phán kinh tế mà chỉ đơn thuần là sự quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động của Trọng tài. Pháp luật Trọng tài của chúng ta trước đây được xây dựng trên một quan điểm hoàn toàn xa lạ với thông lệ quốc tế. Theo quan điểm này, Trọng tài là một thiết chế tài phán phi Chính phủ, do đó phải được thiết kế sao cho có thể tồn tại một cách độc lập với Tòa án. Hậu quả là giữa Trọng tài và Tòaán ở nước ta trong thời gian qua không
hề tồn tại bất cứ một mối quan hệ nào và ở đây có thể coi là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm suy yếu sức mạnh và sức hấp dẫn của Trọng tài. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hình thức tài phán này ngày càng kém hiệu quả, không thuyết phục được các nhà kinh doanh lựa chọn yêu cầu giải quyết tranh chấp, mặc dù trên thế giới Trọng tài là phương thức rất được các doanh nhân ưa chuộng. Trên thế giới mối quan hệ đặc trưng giữa Tòa án và Trọng tài là mối quan hệ hỗ trợ và giám sát. Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát của Tòaán mà Trọng tài tuy là tổ chức tài phán phi Chính phủ nhưng vẫn hoạt động được một cách có hiệu quả. Sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, Pháp lệnh thi hành án dân sự 2003, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã thể hiện một quan điểm mới tiếp cận với sự phát triển của pháp luật tài phán của các nước phát triển. Trong đó, một trong những nội dung cơ bản là việc thừa nhận vai trò, trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của Trọng tài Thương mại và sự hỗ trợ của nhà nước thông qua Cơ quan thi hành án dân sự về cơ chế thi hành phán quyết của Trọng tài. Có thể gọi đây là một sự tiếp sức cho Trọng tài, thể hiện quan điểm của nhà nước trong việc đa dạng hóaphương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ thể kinh doanh được sự bảo hộ của nhà nước về mặt pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịchthương mại. Đó cũng là một sự minh chứng về việc đáp ứng nhu cầu hội nhập của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài Thương mại thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây:
- Tòaán hỗ trợ lựa chọn Trong tài viên
- Tòaán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Trọng tài trong việc lưu giữ hồ sơ.
Ngoài chức năng hỗ trợ, Tòa án còn có chức năng giám sát đối với hoạt động của Trọng tài. Chức năng này thể hiện Tòaán nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện một số hành vi sau đây:
- Tòa án có quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài về tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài;
- Tòaán có quyền hủy quyết định Trọng tài:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tòaán và cơ quan thi hành án có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trọng tài thương mại. Song thực tế hiện nay, hoạt động hỗ trợ của Tòaán chưa thực sự phát huy vai trò của nó, sự hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài chưa được toàn diện, hiệu quả, thiếu hiệu lực và đặt trọng tài vào vị trí bất lợi nhiều hơn so với tòaán, thể hiện ở những điểm sau:
Một là, những hạn chế của pháp luật hiện hành trong việc quy định về phạm vi, thẩm quyền của trọng tài, giới hạn về phạm vi chủ thể, những bất cập trong quy định của pháp luật về "thỏa thuận trọng tài" đã dẫn đến tranh chấp về "thẩm quyền" giữa Tòa án và trọng tài trong giải quyết các vụ việc tranh chấp cụ thể cho dù các bên đã có thỏa thuận trọng tài.
Hai là, điều kiện để bên "thua kiện "yêu cầu Tòa án tuyên hủy quyết định của Trọng tài còn dễ dàng và ít tốn kém; căn cứ để Tòa án hủy quyết định của Trọng tài chưa được quy định chặt chẽ nên dễ bị Tòaán lạm dụng.
Ba là, theo qui định hiện hành thì hỗ trợ của Tòaán đối với Trọng tài trong thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng… chưa cụ thể, chưa rõ ràng và nhất là chưa đảm bảo chắc chắn rằng các hỗ trợ đó sẽ "thực hiện được" hoặc "được thực hiện" một cách có hiệu quả.
Qua kết quả khảo sát đối với cán bộ trong cơ quan quản lý về trọng tài thì đa số ý kiến cho rằng, trọng tài chưa có được sự hỗ trợ cần thiết cho hoạt động trọng tài hoặc họ không biết đã có sự hỗ trợ nào hay chưa.
Các cán bộ quản lý nhà nước cũng nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến việc tòaán chưa có sự hỗ trợ cho hoạt động trọng tài.
84,3% ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu là các hoạt động trọng tài quá ít. Còn có các nguyên nhân khác như quy định
pháp luật hiện hành chưa phù hợp (35,3%), tòa án không có thời gian cho hoạt động liên quan đến trọng tài (43,1%) và trọng tài viên chưa yêu cầu tòaán hỗ trợ (43,1%) [28].
Cán bộ quản lý nhà nước, thẩm phán, chấp hành viên đều cho rằng, quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp và chưa có quyết định trọng tài hoặc quyết định liên quan đến trọng tài nào được yêu cầu thi hành là hai nguyên nhân cơ bản của việc cơ quan thi hành án chưa có hoạt động hỗ trợ cho trọng tài. Phần lớn các cán bộ quản lý Nhà nước cho rằng, cơ quan thi hành án không coi trọng việc thi hành quyết định trọng tài hoặc quyết định liên quan đến trọng tài vì việc này chiếm một phần không đáng kể công việc của tòa án và cơ quan thi hành án.
2.2.2. Nhữnghạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại trong vấn đề hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài thương mại