3 Trung tâm Trọng tài Thương
3.2. Đổi mới nhận thức về sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh ch ấp bằng trọng tài thƣơng mạ
Trên thực tế ở nước ta cũng như trên nhiều quốc gia khác, Trọng tài chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu được sự hỗ trợ một cách thiết thực và cụ thể
từ phía các cơ quan tư pháp, nhất là các Tòaán; ngược lại Trọng tài hoạt động hiệu quả cũng sẽ giúp rất nhiều trong việc giải quyết một khối lượng lớn các loại tranh chấp thường được đưa đến Tòa án
Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật Trọng tài thương mại là thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Tòa án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên. Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý quan trọng này: xác định rõ Tòa
án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài và liệt kê 8 nội dung thẩm quyền của Tòaán trong quan hệ với Trọng tài bao gồm: thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng tài; tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu; xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; giải quyết và yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài; bảo đảm sự có mặt của người làm chứng; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chỉ định, thay đổi trọng tài viên. Quy định tại các điều luật khác liên quan đã cụ thể hóa nội dung những thẩm quyền này của Tòa án.
Quy định này đã khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các trường hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trọng tài hoạt động có hiệu quả.
3.2.1. Hỗ trợ của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời