Hủy phán quyết trọng tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 29 - 36)

Theo Điều 69 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì toàn án có thẩm quyền xem xét việc hủy quyết định trọng tài khi có yêu cầu của một bên nếu có căn cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu

- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của luật này

-Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trong trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của trọng tài thì nội dung đó bị hủy

- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Namcó liên quan

Thời hạn yêu cầu để hủy quyết định trọng tài là 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài

Theo Điều 71 của Luật Trọng tài thương mại thì khi một hoặc các bên có yêu cầu hủy quyết định trọng tài phải có đơn gửi đến tòa án với các nội dung chủ yếu như sau:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn

+ Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu

+ Yêu cầu và căn cứ hủy phán quyết trọng tài

Cùng với việc đưa đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài thì còn phải gửi kèm theo các tài liệu chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên có yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Trừ trường hợp khi phán quyết trọng tài trái ngược với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam có liên quan thì trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài thuộc về tòa án. Ngoài ra bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài còn phải nộp bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; bản chính hoặc bản sao trọng tài được chứng thực hợp, các giấy tờ tài liều kèm theo đơn yêu cầu nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt Nam và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.

Tại Điều 72 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có quy định về thủ tục tòaán xét đơn yêu cầu phán quyết trọng tài cụ thể như sau:

-Sau khi thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, tòaán có thẩm quyền thông báo ngay cho trung tâm trọng tài hoặc các trọng tài việc của trọng tài vụ việc và các bên có tranh chấp.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý, Chánh án tòa án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công Chánh án tòa án.

-Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 7 ngày làm việc trước ngày mở phiên hợp. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho tòaán để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.

-Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên đang tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), kiểm sát viên Viện kiểm sát cung cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc tới phiên họp mà không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng xét đơn yêu cầu chấp nhận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

-Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp đã được Hội đồng trọng tài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Hội đồng trọng tài và các tài liệu kèm theo với các căn cứ quy định tại Điều 69 của Luật này để quyết định.

- Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng xét đơn yêu cầu chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu.

-Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, tòa án gửi quyết định cho các bên, trung tâm trọng tài hoặc trọng tài viên trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cung cấp.

- Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá sáu mươi ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài để lại bỏ căn cứ để huỷ bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo ý kiến của mình cho tòaán biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

-Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.

- Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện.

-Quyết định của tòaán là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. -Quyết định của tòa án được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự nếu có đủ căn cứ cho thấy quyết định của Tòaán là vi phạm nghiêm trọng pháp luật làm ảnh hướng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên hoặc có tình tiết mới là căn cứ để hủy bỏ quyết định đó.

Luật Trọng tài thương mại có điểm mới là: Việc tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chỉ tiến hành ở một cấp xét xử duy nhất là tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên

phán quyết trọng tài. Nếu không thống nhất với phán quyết của tòa án thì các bên có thể yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có tình tiết mới.

1.2.7. Một số vấn đề cần được lưu ý trong quá trình tòa án giải quyết quyết các vụ việc liên quan tới trọng tài thương mại

Sau hơn 7 năm thực hiện Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, tòa án nhân dân cũng đã có sự hỗ trợ nhất định đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại và thấy nổi lên những vấn đề cần được lưu ý như sau:

Cần xem xét để lựa chọn trung tâm trọng tài phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đến giải quyết tranh chấp: Qua giải quyết các vụ việc có liên quan đến trọng tài, chúng tôi thấy rằng, khi ký kết các hợp đồng kinh tế các bên tham gia các quan hệ kinh tế thường chỉ tập trung vào các điều khoản chính của hợp đồng (đối tượng, giá cả, chất lượng…) mà không chú ý đến điều khoản giải quyết tranh chấp, chọn cơ quan tài phán…, nhất là đối với các quan hệ kinh tế có liên quan tới yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài). Việc xem xét để lựa chọn cơ quan tài phán phù hợp với điều kiện hoàn cảnh với điều kiện của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Thường các doanh nghiệp nước ngoài khi ký kết hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp Việt Nam họ thường chọn cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp là các cơ quan tài phán ở nước ngoài (Singapore, Hongkong, Anh…). Việc các doanh nghiệp nước ngoài chọn cơ quan tài phán ở nước ngoài để giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp Việt Nam sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam như:

-Điều kiện để tham gia tố tụng trọng tài nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế, vấn đề lệ phí trọng tài cao, phí luật sư, chi phí đi lại tốn kém…

-Trong điều kiện cần phải yêu cầu tòaán áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (ngừng thanh toán LC) thì không thể thực hiện được vì tòa án không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với cơ quan tài phán là nướcngoài.

Một số vấn đề cần được lưu ý là khi có yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời các doanh nghiệp cần phải chú ý đến thời gian sao cho tòaán có đủ điều kiện ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi ngân hàng thực hiện thanh toán LC cho phía ngân hàng thụ hưởng, đồng thời cũng phải xem xét đến việc có thời gian để phía cơ quan thi hành án dân sự thực hiện quyết định của tòa án.

Về thỏa thuận trọng tài không được rõ ràng như trên đã nêu, do không chú ý đến những thỏa thuận của cơ quan tài phán về phương thức, điều khoản giải quyết tranh chấp nên các bên khi chọn cơ quan tài phán cũng có nhiều sơ suất. Các bên chỉ thỏa thuận một cách chung chung là khi có tranh chấp chỉ được giải quyết bằng trung tâm trọng tài thương mại hoặc trung tâm trọng tài thương mại quốc tế mà không chỉ rõ đó là trung tâm trọng tài thương mại nào có trụ sở tai đâu (ví dụ như có trường hợp các bên thỏa thuận khi có tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài kinh tế tại Hà Nội mà không ghi rõ là trung tâm trọng tài kinh tế cụ thể nào, trong khi đó tại Hà Nội có rất nhiều trung tâm trọng tài thương mại).

- Các bên thỏa thuận hoặc các bên có thỏa thuận về trọng tài nhưng có thỏa thuận sai về tên trung tâm trọng tài hoặc có thỏa thuận về trọng tài nhưng dẫn chiếu tên không chính xác.

Địa vị pháp lý của người ký thỏa thuận trọng tài: Vấn đề này cần được lưu ý và rất nhiều các hợp đồng kinh tế do những người là phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc hoặc tổng giám đốc hay không? Chính vì vậy nhiều đương sự đã lấy căn cứ này để yêu cầu tòa hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết của trọng tài không có lợi cho họ.

Cần phải tìm hiểu rõ đối tác trước khi ký kết hợp đồng kinh tế: Trong quá trình giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại nói chung (kể cả ở tòa án hoặc các vụ việc có liên quan tới trọng tài) thì vấn đề tìm hiểu đối tác (địa vị pháp lý của doanh nghiệp là hết sức cần thiết). Tòa án nhân dân thành

phố Hà Nội cũng đã giải quyết một số trường hợp mà doanh nghiệp nước ngoài không có trên thực tế. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện hợp đồng phát hiện ra quyền lợi bị xâm hại thường không biết tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho mình được.

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang đạt được những thành tựu hết sức to lớn, trong đó nổi bật là sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hoàn cảnh của nền kinh tế thị trường thì tranh chấp kinh tế là một thuộc tính mang tính quy luật. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những cơ quan tài phán có đầy đủ năng lực để giải quyết những tranh chấp về kinh doanh thương mại ngày một gia tăng và phức tạp.

Cùng với sự trưởng thành của các tòa kinh tế trong hệ thống tòa án nhân dân, thì các trung tâm trọng tài thương mại cũng có sự phát triển. Với những trọng tài viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, là những chuyên gia đầu ngành, chúng tôi tin rằng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nói riêng và hệ thống các trung tâm trọng tài thương mại nói chung sẽ không ngừng lớn mạnh đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước.

Với chức năng thẩm quyền là cơ quan tài phán nhân danh Nhà nước, tòa án sẽ có sự phối kết hợp cùng các trung tâm trọng tài thương mại đảm bảo giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại theo thẩm quyền mà pháp luật quy định.

Chương 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)