Hủy quyết định Trọng tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 87 - 91)

3 Trung tâm Trọng tài Thương

3.2.4. Hủy quyết định Trọng tà

Luật Trọng tài đã hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi những lý do được quy định tại Pháp lệnh năm 2003 như khi Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên (Khoản 5 điều 54 Pháp lệnh) hoặc quy định về quyền của một bên được gửi đơn lên Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài nếu "Không đồng ý với quyết định trọng tài ", bởi vì các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và vì vậy kém hiệu quả.

Các căn cứ để bác phán quyết trọng tài được sửa đổi bởi lẽ việc quy định của Pháp lệnh là không phù hợp, dễ dàng làm phán quyết trọng tài bị bác do những nguyên nhân không đáng có, ví dụ "Tuân thủ các quy định của Pháp lệnh này". Với cách quy định đó thì chỉ cần Trọng tài không tuân thủ một trong các quy định của Pháp lệnh, quyết định của họ có thể bị hủy, mà những quy định của Pháp lệnh thì lại rất nhiều. Do đó, bên không chấp nhận quyết định trọng tài có thể viện dẫn nhiều lý do để xin hủy quyết định trọng tài, và ở đây Tòaán buộc phải xem xét. Ví dụ Điều 40 Pháp lệnh:

Bị đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thị Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có[30].

Như vậy, Trọng tài có thể giải quyết tranh chấp vắng mặt bị đơn khi bị đơn không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng. Điều đó cũng có nghĩa là Trọng tài không thể giải quyết tranh chấp vắng mặt bị đơn khi bị đơn không tham dự phiên họp nhưng có lý do chính đáng. Việc không tuân thủ này có thể dẫn đến huỷ quyết định trọng doi.

Điều 71 Luật Trọng tài cũng bổ sung trường hợp cho phép của Tòa án

đối với Trọng tài đề trọng tài có thể tiến hành các hoạt động cần thiết để loại trừ các cơ sở để hủy quyết định trọng tài. Điều này làm tăng tính chủ động của Hội đồng trọng tài, góp phần làm giảm số quyết định trọng tài có thể bị

Tòa án hủy, đồng thời làm tăng thêm uy tín của Trọng tài. Quy định này được ghi nhận trong Luật Mẫu UNCITRAL và Luật Trọng tài của nhiều nước. Đồng thời cũng quy định về "quyết định của Tòaán nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành" nhằm thu gọn thủ tục tố tụng, hạn chế tình trạng quyết định trọng tài bị xử đi xử lại nhiều lần. Điều này sẽ làm mất đi một trong những điểm ưu việt của trọng tài là giải quyết tranh chấp một

KẾT LUẬN

Trong điều kiện đầu tư nước ngoài vào Việt Namngày càng tăng, hoạt động thương mại ngày càng sôi nổi thì tranh chấp thương mại giữa các nhà đầu tư và thương gia ngày càng nhiều hơn. Đây cũng là vấn đề hết sức bình thường trong đời sống thương mại. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp này. Xuất phát từ nhu cầu trên và với mục đích thể chế hóađường lối chính sách của Đảng về xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển cơ chế giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài, khuyến khích sử dụng trọng tài trong đời sống kinh tế -xã hội nhằm giảm bớt gánh nặng của tòa án trong hoạt động xét xử. Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời đã thể hiện được xu thế phát triển tất yếu của trọng tài

Việt Nam trước những yêu cầu đặt ra trong nước và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại, tòaán giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan trọng tài bằng nhiều phương thức khác nhau. Chúng có liên đới rất chặt chẽ với nhau, Tòa

án có hỗ trợ tốt cho các cơ quan trọng tài thì mới tạo hiệu quả trong công việc của trọng tài và giảm thiểu được gánh nặng của mình trong hoạt động xét xử. Điều này thể hiện ở chỗ các quy định về quan hệ giữa Toà án và độngg tài

phải thể hiện được quan điểm Tòa án không can thiệp vào hoạt động của Trọng tài mà phải hỗ trợ cho các hoạt động trọng tài, mà khi cần thiết Tòa án

chỉ xem xét về mặt tố tụng (về vấn đề hình thức), không xem xét về mặt nội

dung cácphán quyết trọng tài.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, nếu như trên thế giới, việc giải quyết

tranh chấp thương mại thông qua trọng tài là phương thức được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất thì tại Việt Nam, còn ít doanh nghiệp biết đến trọng tài

thương mại và chưa mặn mà với cơ chế giải quyết này hoặc bỏ qua cơ chế giải quyết bằng trọng tài để tìm đến sự can thiệp của cơ quan tài phán nhà nước là Tòaán. Điều này đang đi ngược lại với thông lệ quốc tế, nhất là trong thời buổi Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay.

Chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng, để đẩy mạnh và phát huy được những ưu thế của trọng tài thương mại Việt Nam đòi hỏi phải có sự quan tâm, nỗ lực của toàn Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan, kết hợp với trang bị kiến thức cơ bản cho các doanh nghiệp về Trọng tài thương mại. Có như vậy, hoạt động trọng tài của ta mới có thể phát triển một cách phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, từ đó tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp bước vào sân chơi hội nhập.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 87 - 91)