Hỗ trợ của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ và áp dụng các bi ện pháp khẩn cấp tạm thờ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 80 - 86)

3 Trung tâm Trọng tài Thương

3.2.1. Hỗ trợ của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ và áp dụng các bi ện pháp khẩn cấp tạm thờ

Để khắc phục được hạn chế, vướng mắc về thu thập chứng cứ do người thứ ba nắm giữ, triệu tập nhân chứng, thời điểm áp dụng và trách nhiệm của Tòaán khi từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Luật Trọng tài đi theo hướng.

-Thời điểm áp dụng:

Bản chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời là mang tính nhanh chóng, khẩn trương, kịp thời. Vì vậy, biện pháp này phải được áp dụng ngay khi một bên thấy quyền lợi hợp pháp của mình có nguy cơ bị xâm phạm, không nhất

thiết phải chờ đợi đến khi khởi kiện hoặc Hội đồng trọng tài được thành lập. Luật Trọng tài Mẫu của UNCITRAL, Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Đức đều cho phép Hội đồng trọng tài và Tòaán có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng Trọng tài có giá trị thi hành như quyết định của Tòaán và được Tòa án

bảo đảm thi hành. Điều đáng nói ở đây là các luật không giới hạn thời điểm có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, các bên có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thời điểm trước hoặc trong quá trình tố tụng trọng tài. Tiếp thu quan điểm này Điều 53 Luật quy định "Sau

khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Tòa

án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời" và việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 về vấn đề thu thập chứng cứ do người thứ ba nắm giữ, triệu tập nhân chứng cũng đã được làm rõ trong Luật. Quy định này phù hợp với Luật Mẫu UNCIRAL (Điều 27) và Luật Trọng tài của các nước trên thế giới. Điều 46 Luật Trọng tài quy định rất cụ thể trong việc hỗ trợ của Tòa án đối với việc cung cấp chứng cứ cho cơ quan trọng tài. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài,một hoặc các bên đã áp dụng biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Tòa án có

thẩm quyền, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp. Văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung vụ việc đang giải quyết tại Trọng tài, chứng cứ cần thu thập, lý do không thu thập được, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó. Luật trọng tài còn quy định rõ về thời hạn cung cấp chứng cứ cho cơ quan trọng tài, trình tự phân công

nhiệm vụ trong việc cung cấp chứng cứ một cách cụ thể. Đối với Tòa án, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn yêu cầu thu thập chứng cứ, trong vòng 7 ngày phải Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ. Sau 5 ngày Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho Tòaán và gửi văn bản đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật....

Luật cũng đồng thời hoàn thiện các quy định của Pháp lệnh về hỗ trợ của Tòaán đối với tố tụng trọng tài. Theo đó, Luật cũng mở rộng Tòa án có

thẩm quyền về lãnh thổ đối với việc hỗ trợ tố tụng trọng tài, giúp tố tụng trọng tài được tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn.

- Về trách nhiệm của Tòa án khi từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Bản chất của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là mang tính

nhanh chóng, khẩn trương, kịp thời. Vì vậy, biện pháp này phải được áp dụng ngay khi một bên thấy rằng quyền lợi hợp pháp của mình có nguy cơ bị xâm phạm, không nhất thiết phải chờ đợi đến khi khởi kiện, hoặc Hội đồng trọng tài được thành lập. Luật Trọng tài Mẫu của UNCITRAL, Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Đức đều cho phép Hội đồng trọng tài và Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài có giá trị thi hành như quyết định của Tòa án

và được Tòaán bảo đảm thi hành. Điều đáng nói ở đây là các luật trên không giới hạn thời điểm có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thời điểm trước hoặc trong quá trình tố tụng trọng tài. Tiếp thu quan điểm này Điều 48 Luật trọng tài có quy định "Trước hoặc sau khi khởi kiện tại trọng tài, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, các bên có quyền làm đơn yêu cầu Tòaán áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời" [23].

Những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 về thu thập chứng cứ do người thứ ba nắm giữ, triệu tập nhân chứng cũng đã được làm rõ trong Luật Trọng tài. Quy định này phù hợp với Luật Mẫu UNCITRAL (Điều 27) và Luật Trọng tài các nước trên thế giới.

Luật Trọng tài cũng đồng thời hoàn thiện các quy định của Pháp lệnh về hỗ trợ của Tòaán đối với tố tụng trọng tài. Theo đó, Luật trọng tài mở rộng

Tòaán có thẩm quyền về lãnh thổ đối với việc hỗ trợ tố tụng trọng tài, giúp tố tụng trọng tài được tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn.

Tác giả cho rằng khi Nhà nước quy định về sự hỗ trợ của Tòaán đối với tố tụng trọng tài thực chất là quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, không chỉ việc "hỗ trợ"

đơn thuần. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần phải quy định rõ ràng trách nhiệm của Tòaán trong trường hợp sau: Tòa án phải có văn bản thông báo cho các bên về việc không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời quy định quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại; trách nhiệm của Tòaán đối với những thiệt hại mà các bên phải chịu do việc Tòa án

từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gây nên. Tuy nhiên, những vấn đề này vẫn chưa được đề cập trong Luật.

Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Trọng tài thương mại về hỗ trợ

Tòa án trong việc chỉ định Trọng tài viên, pháp luật chỉ quy định thời gian chánh án giao việc cho thẩm phán, mà không quy định thời gian thẩm phán phải giải quyết yêu cầu của các bên. Đây là lý do gây gián đoạn quá trình tố tụng trọng tài. Do đó Luật Trọng tài thương mại cần quy định thời gian cụ thể cho thẩm phán giải quyết vụ việc. Tác giả nhất trí với quy định của khoản 5 Điều 41 Luật Trọng tài "Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án tòaán có thẩm quyền phải phân công một thẩm phán chỉ định trọng tài viên và thông báo cho các bên" [23]. Theo tôi phải quy định rõ hơn là "Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được

đơn yêu cầu, Chánh án tòa án có thẩm quyền phải phân công một thẩm phán

chỉ định trọng tài viên và phải thông báo được cho các bên biết về trọng tài viên đó", từ đó mới có căn cứ để các bên quyết định có lựa chọn hay thay đổi trọng tài viên.

Ngoài ra pháp luật về Trọng tài thương mại còn thiếu hướng dẫn về các vấn đề: chuyển hồ sơ cho Tòa án như thế nào khi có yêu cầu hủy quyết định Trọng tài; Nguyên tắc xác định khoản tiền bảo đảm mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp; Yêu cầu áp dụng loại biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Bộ luật Tố tụng dân sự mà pháp lệnh không quy định.

- Về thẩm quyền của Hội động trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời là một nội dung đang có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi cần thiết và do vậy, nên giữ nguyên các quy định hiện hành của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, theo đó nếu các bên và Hội đồng Trọng tài yêu cầu thì Tòa án có thể xem xét cho áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Loại ý kiến thứ hai rằng, ngoài thẩm quyền Tòa

án hỗ trợ Trọng tài bằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài cũng có quyền áp dụng một số biện pháp nhằm để các bên duy trì, khôi phục hiện trạng tranh chấp, tiến hành các biện pháp bảo quản tài sản cần thiết cho việc thi hành phán quyết, bảo quản chứng cứ liên quan hay bảo quản tài sản liên quan đến việc tranh chấp. Điều 48 Luật Trọng tài quy định rất rõ các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, có thể là Tòa án

hoặc Hội đồng trọng tài tùy theo sự lựa chọn của các bên tranh chấp, theo đó bên cạnh thẩm quyền đương nhiên của Tòa án, Hội đồng trọng tài cũng có thẩm quyền yêu cầu các bên tranh chấp (và chỉ các bên đó mà thôi và không

tạm thời như được quy định. Đồng thời Điều 50 của Luật Trọng tài cũng buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh và chịu trách nhiệm về sự cần thiết áp dụng biện pháp đó.

Tác giả nhất trí với quan điểm trao cho Hội đồng Trọng tài quyền áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Với quy định này Luật Trọng tài đã nâng vị thế của Trọng tài lên một cách đáng kể mặc dù đương nhiên vẫn phải bảo lưu quyền công nhận và cho thi hành của Tòa án đối với các biện pháp của Trọng tài. Điều này sẽ giúp cho tố tụng Trọng tài vận hành có hiệu quả hơn. Ở đây, Luật đã tiếp thu quy định của Luật mẫu UNCITRAL.

Luật trọng tài đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng là nguyên tắc quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các nước phát triển trong luật mẫu UNCITRAL cũng như trong Luật trọng tài của nhiều nước trên thế giới như Luật Trọng tài thống nhất của Hoa Kỳ 1955, Luật Trọng tài của Anh 1996, Luật Trọng tài của CHLB Đức 1998 … Quy định mới của Luật trọng tài (điều 13) xác định: "Khi một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận Trọng tài mà vẫn

thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại trọng tài hoặc Tòa án" Quy

định này có khả năng ngăn chặn một cách có hiệu quả các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài nhằm đề cao trách nhiệm của các bên trong quá trình tố tụng Trọng tài, hạn chế sự lạm dụng quyền yêu cầu Toà án huỷ quyết định tụngg tài để kéo dài thời gian tranh chấp, gây khó khăn cho phía đối tác. Pháp luật quy định các bên có quyền đưa ra bất cứ sự phản đối nào về thẩm quyền của trọng tài về các bước tố tụng của quá trình trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên một khi các bên đã biết rằng trọng tài không có thẩm quyền nhưng vẫn "im lặng" hoặc vẫn tham gia tố tụng nhưng có phản đối thì được coi là đã chấp nhận thẩm quyền của Trọng tài hoặc được coi là từ bỏ quyền phản đối của mình.

Khắc phục hạn chế tại Điều 30 Pháplệnh Trọng tài thương mại khi mà

các bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài và yêu cầu Tòa

án giải quyết thì quá trình tố tụng trọng tài sẽ diễn ra như thế nào? Tác giả xin đưa ra giải pháp như sau: Trong trường hợp này Hội đồng Trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp như bình thường; nếu tòaán quyết định Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ tố tụng trọng tài. Trường hợp quyết định trọng tài đã được công bố thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy quyết định đó. Nếu Tòaán quyết định Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì đương nhiên quyết định

trọng tài có hiệu lực thi hành. Quy định như vậy không chỉ nhằm giải quyết vụ tranh chấp được nhanh chóng như là một giải pháp đảm bảo phát huy ưu thế của Trọng tài thương mại về mặt tiết kiệm thời gian, mà còn phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều 16 Luật Mẫu UNCITRAL quy định: "trong khi yêu

cầu đó đang chờ giải quyết thì Ủy ban trọng tài vẫn có thể tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng và đưa ra phán quyết"[15].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)