Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 74 - 75)

3 Trung tâm Trọng tài Thương

3.1.1 Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tà

Ở Việt Nam, xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh trong nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã được Ủy ban

Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2003

với nhiều qui định tiến bộ nhằm thúc đẩy hoạt động trọng tài thương mại ở nước ta, tạo điều kiện phát triển đội ngũ trọng tài viên nâng cao vai trò của phương thức trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của Pháp lệnh đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về Trọng tài thương mại. Pháp lệnh đã khắc phục được những điểm bất cập của văn bản pháp luật về trọng tài trước đây, đồng thời đưa ra nhiều qui định mới về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Song qua 5 năm thực hiện bên cạnh nhiều nét ưu việt, Pháp lệnh còn bộc lộ một số khiếm khuyết cần được thay đổi.

Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời đã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh Trọng tài thương mại):

Điều 2 Luật trọng tài thương mại quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là các tranh giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Quy định này đã khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp thương mại,

trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành khác với Luật Trọng tài thương mại (Luật Trọng tài thương mại). Luật Trọng tài thương mại đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của Trọng tài thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên. Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật Trọng tài thương mại so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tài của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)