Phân loại đánh giá theo mục đích đánh giá

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 37 - 38)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

1.5.1. Phân loại đánh giá theo mục đích đánh giá

Đánh giá sơ khởi (Placement assessment)

Đánh giá sơ khởi thường để đo lường kiến thức và kỹ năng liên quan đến học tập của học sinh ở giai đoạn đầu. Kết quả được sử dụng để đưa học sinh vào các khóa học phù hợp nhất với kỹ năng của họ và giúp cải thiện thành công của học sinh. Kết quả cung cấp những hiểu biết quan trọng về mức độ kỹ năng hiện tại của học sinh. Học sinh và giáo viên (hoặc cố vấn) sử dụng thông tin để lựa chọn hoặc giới thiệu những nội dung phù hợp nhất với nhu cầu học tập của học sinh. Kết quả này cũng được sử dụng để đáp ứng các điều kiện tiên quyết cho các khóa học cụ thể hoặc yêu cầu năng lực giáo dục chung của trường phổ thông. Yêu cầu đánh giá cũng giúp đảm bảo giáo viên cung cấp giảng dạy chất lượng cao cho tất cả học sinh.

Theo Nguyễn Công Khanh, “trọng tâm của giáo viên trong những ngày đầu năm học là tìm hiểu từng học sinh và nhóm học sinh nói chung để tổ chức lớp học thành một tập thể lớp học có nền nếp. Vì thế, một dạng thức kiểm tra đánh giá trong lớp học rất quan trọng và được xem xét kĩ, mọi giáo viên phải hoàn thành vào đầu năm học, đặt nền móng cho các hoạt động của lớp học và các hoạt động giao tiếp trong suốt thời gian còn lại của năm học là đánh giá chất lượng đầu năm học hay còn gọi là đánh giá sơ khởi”.

Theo (Good & Brophy, 1997), “đánh giá sơ khởi tạo ra một tập hợp những hiểu biết và yêu cầu ảnh hưởng đến cách thức mà giáo viên sẽ lên kế hoạch, giảng dạy và giao tiếp với học sinh trong suốt năm học. Cuối cùng, mục đích của đánh giá sơ khởi là: giúp giáo viên tìm hiểu học sinh để có thể tổ chức các em lại thành một lớp học nhằm tác động, thúc đẩy hoạt động học tập của các em”.

Như vậy, tác giả luận án cho rằng “đánh giá sơ khởi phần chủ yếu dựa vào những thông tin thu thập được vào đầu năm học, giáo viên hình thành những đánh giá này khá nhanh, họ sử dụng chúng để biết về học sinh và một khi những đánh giá này hình thành, chúng tồn tại khá bền vững. Đánh giá sơ khởi quyết định nhận thức

và kì vọng về học sinh, ngược lại chúng cũng ảnh hưởng đến cách giáo viên giao tiếp với học sinh. Đánh giá sơ khởi ảnh hưởng nhiều đến việc đặt kì vọng, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, tác động đến thành tích và quá trình tự nhận thức của học sinh, do đó, việc xem xét thật kĩ các nguy cơ cố hữu trong quá trình đánh giá sơ khởi và các chiến lược giáo viên có thể sử dụng để cải thiện đánh, giá ban đầu của mình là rất quan trọng”.

Đánh giá chẩn đoán (Dignostic assessment)

Một loại đánh giá khác, được đưa ra khi bắt đầu khóa học hoặc bắt đầu bài học/chủ đề, được gọi là đánh giá chẩn đoán. Đánh giá này được sử dụng để thu thập dữ liệu về những gì học sinh đã biết về chủ đề này. Đánh giá chẩn đoán là tập hợp các câu hỏi bằng văn bản (câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu trả lời ngắn) để đánh giá cơ sở kiến thức hiện tại của người học hoặc quan điểm hiện tại về một chủ đề/vấn đề sẽ được nghiên cứu trong khóa học. Mục tiêu là để có được một bức trang nhanh về kiến thức mà học sinh đang có - về mặt trí tuệ, cảm xúc hoặc ý thức hệ - cho phép giáo viên đưa ra các lựa chọn hướng dẫn hợp lý về cách dạy nội dung khóa học mới và cách sử dụng phương pháp giảng dạy.

Chúng thường được sử dụng trước và sau hướng dẫn. Phương pháp này cho phép giáo viên và học sinh lập biểu đồ tiến trình học tập của họ bằng cách so sánh kết quả trước và sau bài kiểm tra.

Theo Nguyễn Công Khanh, “Công cụ dùng cho đánh giá chẩn đoán dù tiến hành với cá nhân, nhóm nhỏ, hay nhóm lớn đều đòi hỏi tính chuẩn khi thiết kế, đảm bảo độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt và độ giá trị đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường. Đánh giá chẩn đoán có mục tiêu rất gần với đánh giá tổng kết, đánh giá thành tích học tập, đánh giá chính thức. Kết quả của đánh giá chẩn đoán thường được so sánh với chuẩn, hay chuẩn tương đối (norm - những đối tượng cùng được đánh giá trên một mẫu đại diện)”.

Đánh giá sự thay đổi (Change Assessment)

Bao gồm các kiểu đánh giá được trình bày dưới đây.

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w