8. Dự kiến những đóng góp trong luận án
1.5.3. Phân loại đánh giá dựa trên vật đối chứng
Đánh giá dựa theo chuẩn (norm - referenced assessment)
Đánh giá dựa theo chuẩn là quá trình đánh giá (và chấm điểm) việc học của học sinh bằng cách đánh giá (và xếp hạng) chúng so với hiệu suất của các bạn đồng trang lứa. Theo [4], “đánh giá dựa theo chuẩn là so sánh thành tích của các đối tượng cùng được đánh giá với nhau. Đó là hình thức đánh giá đưa ra những nhận xét về mức độ cao hay thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó, giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt và một số ít sẽ rất kém, số còn lại sẽ nằm ở khoảng giữa, thường được đánh giá là trung bình”. Chúng tôi thấy rằng,
hiện nay có hai hình thức: “(1) So sánh thành tích của cá nhân này với cá nhân khác trong nhóm mẫu khảo sát, ví dụ: so sánh kết quả các thí sinh cùng tham gia tuyển sinh vào một trường đại học hoặc cao đẳng; (2) So sánh thành tích cá nhân trong tương quan với nhóm đại diện, ví dụ: so sánh kết quả của một học sinh với điểm trung bình của nhóm mẫu đại diện (chuẩn tương đối)”.
Vì vậy, đánh giá dựa theo chuẩn mực có hai đặc trưng: “(1) Công cụ đánh giá là bộ test đã chuẩn hoá (hoặc có tính chuẩn) - có khả năng suy rộng cho tổng thể; (2) Bộ test càng phân biệt một cách rõ ràng giữa những học sinh với các năng lực khác nhau thì kết quả so sánh càng chính xác”.
Đánh giá dựa theo tiêu chí (criterion - referenced assessment)
Theo thuật ngữ (UIS, UIS-UNESCO), Đánh giá kiểm tra kiến thức hoặc kỹ năng của học sinh theo tiêu chí được xác định trước về hiệu suất, mục tiêu, hiệu suất mong muốn, điểm chuẩn hoặc tiêu chí. Trong giáo dục, đánh giá dựa theo tiêu chí thường được thực hiện để xác định xem một học sinh có nắm vững kiến thức được dạy trong một lớp hoặc khóa học cụ thể hay không.
Theo Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Tuyết Oanh (2015) cho rằng, “Người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã được xác định rõ ràng về thành tích đạt được so với chuẩn đầu ra hay mục tiêu đã đề ra, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được của những học sinh thuộc mẫu khảo sát. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của những người khác, mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính người được đánh giá so với các tiêu chí cụ thể”. Và “trong đánh giá dựa trên tiêu chí, hoạt động học tập của học sinh được so sánh với mục tiêu học tập cố định, ở đó xác định rõ ràng những gì học sinh cần biết, cần hiểu và có thể làm. Các tiêu chí (dựa theo mục tiêu hoặc chuẩn) là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của học sinh. Các tiêu chí xác định rõ các yêu cầu cơ bản hay sản phẩm cần đạt được trong quá trình học tập” [4].