Thực trạng năng lực thực hiện quá trình đánh giá

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 63)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

2.2.3. Thực trạng năng lực thực hiện quá trình đánh giá

Năng lực lập kế hoạch đáng giá. Để thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc lập kế hoạch chi tiết cho đánh giá là việc làm cần thiết. Kế hoạch cẩn thận để đảm bảo rằng, có các kết nối hợp lý giữa mục đích, phương pháp và sử dụng kết quả. Đánh giá kết quả học tập được lên kế hoạch liên quan đến mục đích và phù hợp với chương trình giảng dạy. Tất cả cần phải được liên kết và mạch lạc để việc học tập có hiệu quả và có ý nghĩa. Quá trình lập kế hoạch là những gì cung cấp một kế hoạch chi tiết tập trung vào mục đích, làm cho các kết nối rõ ràng và tạo ra một cấu trúc mạch lạc. Phản biện lại kế hoạch chi tiết này, giáo viên có thể liên tục đặt câu hỏi cho chiến lược của họ: Chiến lược của tôi có còn phù hợp và phù hợp không? Tôi có cần phải điều chỉnh hoặc thậm chí có thể thay đổi hướng? Mặc dù giáo viên không cần tuân thủ nghiêm ngặt các kế hoạch của họ, nhưng không có kế hoạch phù hợp, rất khó để đảm bảo sự công bằng và mạch lạc.

Thực tế, năng lực lập kế hoạch đánh giá của giáo viên hiện nay là còn nhiều hạn chế. Điều này sẽ được tác giả minh chứng thông qua bảng số liệu khảo sát.

Đối với năng lực xác định mục tiêu đánh giá, khảo sát cho thấy tỉ lệ 35.29% tốt, 39.71% khá, 14.71% trung bình và 10.29% yếu. Như vậy, tôi thấy rằng, phần lớn giáo viên xác định được mục tiêu đánh giá. Nhưng vẫn còn tỉ lệ yếu và trung bình chiếm khoảng ¼ số giáo viên được hỏi.

Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực thực hiện quá trình đánh giá

N=68

Tiêu chí đánh giá T3 Số lƣợng/ Mức độ Điểm Thứ tự Tỉ lệ Tốt Khá T.bình Yếu TB

Xác định rõ mục tiêu của Số lượng 24 27 10 7 3.00 1

đánh giá.

Tỉ lệ 35.29 39.71 14.71 10.29

Xác định đối tượng đánh

giá và nội dung đánh giá; Số lượng 22 25 12 9 2.88 3

Kế hoạch chi tiết, rõ ràng cho đánh giá.

Tỉ lệ 32.35 36.76 17.65 13.24

Hiểu biết về công cụ

đánh giá truyền thống và Số lượng 14 17 28 9 2.53 5

phi truyền thống trong giáo dục.

Tỉ lệ 20.59 25.00 41.18 13.24

Sử dụng phương tiện,

công cụ dạy học hỗ trợ Số lượng 13 16 30 9 2.49 6

thiết kế công cụ đánh giá.

Tỉ lệ 19.12 23.53 44.12 13.24

Tiếp nhận phản hồi về tính hiệu quả của công

cụ và có thể hiệu chỉnh Số lượng 11 17 31 9 2.44 7

công cụ theo hướng phù hợp với yêu cầu.

Tỉ lệ 16.18 25.00 45.59 13.24

Có khả năng tốt trong chấm điểm tổng hợp và chấm điểm phân tích, đối

với chấm điểm tự luận, Số lượng 13 15 27 13 2.41 8

giáo viên luôn có các lời phê cùng lời động viên, khích lệ đến học sinh.

Tỉ lệ 19.12 22.06 39.71 19.12

Chấm điểm được trong

quá trình thực hiện các Số lượng 9 12 23 24 2.09 11

dự án học tập, chấm điểm sản phẩm dự án.

Tiêu chí đánh giá T3 Số lƣợng/ Mức độ Điểm Thứ tự Tỉ lệ Tốt Khá T.bình Yếu TB

Trong chấm điểm, giáo

viên luôn chú ý tới thái độ, Số lượng 7 14 22 25 2.04 12

mối quan tâm, hứng thú và kỹ năng của học sinh.

Tỉ lệ 10.29 20.59 32.35 36.76

Tổng hợp được các điểm

số thành phần liên quan Số lượng 17 21 15 15 2.59 4

đến kết quả học tập của học sinh.

Tỉ lệ 25.00 30.88 22.06 22.06

Khả năng tóm lược được

kết quả học tập của học Số lượng 26 22 10 10 2.94 2

sinh, từ tổng quán đến chi tiêt.

Tỉ lệ 38.24 32.35 14.71 14.71

Giáo viên điều chỉnh kịp

thời phương pháp, nội Số lượng 5 8 22 33 1.78 13

dung giảng dạy phù hợp.

Tỉ lệ 7.35 11.76 32.35 48.53

Giáo viên giúp học sinh điều chỉnh cách học, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập. Trao đổi với phụ huynh

người giám hộ về sự tiến Số lượng 11 13 22 22 2.19 10

bộ của học sinh, cùng tìm hiểu những rào cản mà học sinh đang gặp phải trong học tập và trong cuộc sống. Tỉ lệ 16.18 19.12 32.35 32.35

Giúp nhà quản lí giáo dục, điều chỉnh chương trình giáo dục, định

hướng các mục tiêu giáo Số lượng 10 13 27 18 2.22 9

dục trong tương lai. Hỗ trợ các tổ chức liên quan giáo dục, dạy nghề…

Năng lực thiết kế công cụ đánh giá. Có rất nhiều công cụ có thể dùng để đánh giá kết quả học tập. Một số công cụ phổ biến thường dùng, như câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập (bài tập ở lớp, bài tập ở nhà), bài thực hành, dự án học tập, báo cáo thực nghiệm, bảng kiểm, phiếu đánh giá, sản phẩm, trình diễn thực, phiếu hỏi, kịch bản phỏng vấn, mẫu phiếu quan sát... Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số công cụ tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình đánh giá như: Hồ sơ học tập, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Mỗi công cụ đều có những ưu, nhược điểm và khả năng đo khác nhau. Để có thể đánh giá chính xác, cần thiết kế, lựa chọn được công cụ phù hợp cho phép đo được tối đa các mức độ thể hiện của kĩ năng. Đôi khi có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ để cùng đáng giá một kĩ năng. Thực tế cho thấy, tỉ lệ giáo viên hiểu biết về công cụ đánh giá truyền thống và phi truyền thống trong giáo dục chiếm gần 50% ở mức tốt và khá, mức trung bình chiếm 41.18% và yếu 13.24%.

Năng lực sử dụng phương tiện, công cụ dạy học hỗ trợ thiết kế công cụ đánh giá cũng được tôi khảo sát, kết quả cho thấy, 19.12% giáo viên có thể làm tốt, 23.53% giáo viên ở mức khá. Tuy nhiên mức trung bình và yếu vẫn đang ở mức cao lần lượt là 44.12% và 13.24%. Nếu giáo viên không tiếp tục bồi dưỡng năng lực thiết kế công cụ đánh giá, tôi tin chắc việc đánh giá kết quả học tập toán của học sinh THPT trong tương lai còn khó khăn.

Năng lực chấm điểm. Trong quá trình đánh giá và sử dụng thông tin kết quả đánh giá như thế nào cho chính xác, người giáo vên cần thiết năng lực cho điểm. Chúng ta thiếu niềm tin nếu giáo viên nhận xét học sinh A có điểm số 5 hay 7, mà không biết được học sinh A thật sự có những ưu điểm và những hạn chế nào trong quá trình học tập. Vì lối mòn ưa thành tích mà nhiều phụ huynh quên rằng con mình cần gì? Con mình học được gì trong một năm qua? Đến trường có vui không? Con học được gì từ bạn bè, thầy cô hay chỉ là những “núi bài tập khổng lồ”? Những thời gian biểu chằng chịt với lịch học thêm.

Khảo sát cho thấy, số giáo viên có khả năng chấm điểm tổng hợp và chấm điểm phân tích, đối với chấm điểm tự luận, luôn có các lời phê cùng lời động viên, khích lệ đến học sinh là không nhiều, 13/68 giáo viên (19.12%), tìm hiểu thì tôi được biết, các giáo viên này rất đam mê dạy học, họ chuyên tâm cho công việc dạy và bỏ nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, hơn nữa, các giáo viên này đa số hiểu biết các triết lí đánh giá, hình thức đánh giá. Nhưng kết quả khảo sát cũng cho thấy, vẫn còn tỉ lệ cao giáo viên yếu trong chấm điểm, thường thiếu các lời động viên học trò,

họ chỉ chú tâm vào kết quả toán học mà quên phần tạo niềm tin, sự hứng khởi của học sinh.

Như vậy, tác giả luận án cho rằng, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không hề đơn giản. Nó thể hiện năng lực tổng thể của người giáo viên, xác định điểm số là một quá trình tổng hợp dựa trên các bằng chứng xác thực thể hiện sự tiến bộ của học sinh ở các mặt như: các kĩ năng làm việc, thái độ học tập, sự hứng khởi, năng lực giải quyết nhiệm vụ.

Năng lực sử dụng kết quả đánh giá. Thông tin kết quả đánh giá giúp cho giáo viên điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giúp học sinh điều chỉnh cách học, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập, đòi hỏi đánh giá hướng vào mục đích là giúp cho học sinh tiến bộ hơn. Ngoài ra thông tin kết quả đánh giá còn giúp nhà quản lí giáo dục, điều chỉnh chương trình giáo dục, định hướng các mục tiêu giáo dục trong tương lai. Còn đối với các đối tượng thụ hưởng khác cũng cần có thông tin này để hoạch định chính sách, chẳng hạn: nhà tài trợ học bổng, các cơ sở giáo dục tiếp nhận giáo viên sau khi ra trường.

2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng năng lực của giáo viên cho lĩnh vực đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT

Qua tham khảo các tài liệu về năng lực giáo viên về đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh, qua kết quả trả lời phiếu hỏi, qua phỏng vấn một số giáo viên, học sinh, tôi nhận thấy:

- Đa số giáo viên đều nhận thức được việc cần rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn toán nói riêng và dạy học nói chung ở trường THPT là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nói chung trong thực tế dạy học họ chưa thực hiện được điều này vì giáo viên đa số chưa hiểu rõ về đánh giá kết quả học tập và việc cần thiết bồi dưỡng năng lực này. Nhìn chung chưa có kĩ năng đánh giá và nếu có thì cũng chưa tốt, cách đánh giá kết quả học tập ở nhiều trường THPT chưa có sự đổi mới, chưa xem việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những căn cứ để đánh giá học sinh nhằm giúp học sinh học tập tự giác, tích cực, chủ động.

- Dựa vào các đánh giá thự trạng năng lực của giáo viên về lĩnh vực đánh giá kế quả học tập toán của học sinh THPT. Tôi thấy răng, cần thiết bồi dưỡng một số thành tố năng lực mà hiện nay giáo viên đang chưa đáp ứng như đề xuất từ khung năng lực:

+ Bồi dưỡng năng lực chẩn đoán của giáo viên về khả năng và kết quả học toán của học sinh.

+ Bồi dưỡng năng lực đánh giá thực và năng lực hướng dẫn học sinh tự đánh giá. + Bồi dưỡng năng lực chấm điểm.

+ Bồi dưỡng năng lực thiết kế các nhiệm vụ học tập như là một phương pháp dạy học để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho giáo viên.

2.3. Thực trạng chuẩn bị ở trƣờng đại học có ngành Sƣ phạm Toán về năng lực của sinh viên cho đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT

2.3.1. Thực trạng hiểu biết của sinh viên về tầm quan trọng và vai trò đánh giákết quả học Toán của học sinh kết quả học Toán của học sinh

Để có thể rèn luyện được năng lực đánh giá cho sinh viên, đòi hỏi sinh viên phải có sự hiểu biết nhất định về vấn đề này. Hơn nữa, đây là vấn đề mới và còn có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, do đó chúng tôi cũng muốn hỏi ý kiến của sinh viên về quan niệm chúng tôi đưa ra. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi tại Phiếu hỏi dành cho sinh viên, trong phiếu thăm dò ý kiến, và kết quả như sau: 56/68 số sinh viên được hỏi đều nhất trí với quan niệm này, 7/68 sinh viên không nhất trí, 2/68 sinh viên chưa rõ, không ai đưa ra quan niệm khác. Tuy nhiên, qua trò chuyện, trao đổi với một số sinh viên, nhìn chung họ còn chưa hiểu đầy đủ, phần lớn cho rằng đánh giá kết quả học tập chỉ là việc học sinh được chấm điểm, được chính xác bài làm của mình, một số được hỏi cho rằng, đã được nghe giảng viên đề cập vấn đề này nhưng giờ mới được hiểu đầy đủ, chính xác, một số khác cho rằng, đánh giá theo năng lực là quá mới đối với họ và họ chưa được tiếp cận, do đó rất băn khoăn trong việc đưa ra ý kiến.

Như vậy, có thể thấy đa số sinh viên đều đồng tình với quan niệm chúng tôi đưa ra. Qua tìm hiểu sâu thêm chúng tôi nhận thấy, việc hiểu về vấn đề đánh giá của sinh viên còn hạn chế, đại đa số đối tượng được hỏi đều cho rằng, mới chỉ được nghe đến đánh giá theo năng lực, còn chưa biết cụ thể là gì, thậm chí có đối tượng còn chưa bao giờ được nghe đến từ này.

Một trong những yếu tố quan trọng để sinh viên có thể làm tốt việc rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập là họ phải thấy được vai trò của đánh giá kết quả học tập và sự cần thiết rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi phiếu thăm dò ý kiến sinh viên, giảng viên và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của đánh giá kết quả học tập, sự cần thiết rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nội dung Giảng viên đồng ý/ Sinh viên đồng ý/

tổng số giảng viên tổng sinh viên

Giúp học sinh tăng hứng thú học tập, 15/16 52/68

phát huy tính độc lập

Giúp mục tiêu học tập trở nên rõ ràng,

đẩy mạnh tính hướng đích, tạo điều 16/16 62/68 kiện để người học đạt được mục tiêu

học tập

Chia sẻ trách nhiệm đánh giá cùng với 16/16 57/68

giáo viên

Học tập tích cực, tự giác, chủ động 16/16 60/68

Ý kiến khác 0 0

Khi được hỏi thêm, đa số cho rằng, việc đánh giá kết quả học tập rất tốt đối với học sinh, nó giúp cho học sinh học tập tự giác, tích cực, chủ động. Một số ý kiến còn đề nghị nên nghiên cứu, xem xét hướng dẫn để sinh viên có năng lực hướng dẫn giúp học sinh biết cách tự đánh giá như thế nào để có thể sử dụng kết quả đó là một trong những căn cứ để đánh giá học sinh cùng với đánh giá của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác. Một số ý kiến khác cho rằng, việc đánh giá có ảnh hưởng như thế nào đối với học sinh còn tuỳ thuộc vào việc học học sinh có vận dụng đánh giá nghiêm túc, khách quan hay không.

Bảng 2.5. Thống kê ý kiến đồng ý với các ý hỏi về sự cần thiết rèn luyện năng lực cho sinh viên về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nội dung Chuyên gia Giảng viên

Rất cần thiết 8/16 5/15

Cần thiết 6/16 7/15

Chưa cần thiết 2/16 2/15

Không cần thiết 0/16 1/15

Để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này, chúng tôi đã trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp một số giảng viên, chuyên gia. Đa số giảng viên, chuyên gia đều cho rằng năng lực

đánh giá kết quả học tập của học sinh là rất cần thiết và cần thiết vì nó giúp cho học sinh học tập chủ động hơn và có trách nhiệm hơn với việc học tập của bản thân, một số rất ít cho rằng, chưa cần lắm vì việc đánh giá học tập của học sinh lâu nay vẫn chỉ do giáo viên nên học sinh sẽ không tự giác, tích cực khi tham gia đánh giá kết quả học tập. Một số ít giảng viên băn khoăn vì lo ngại rằng không có thời gian để rèn luyện năng lực cho sinh viên về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong phạm vi tiết học vì việc khối lượng kiến thức trong một tiết khá lớn.

Như vậy, đa số giảng viên, chuyên gia đều nhận thức đúng được vai trò của đánh giá kết quả học tập và sự cần thiết phải rèn luyện năng lực đánh giá kết quả học tập cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn có một số ít giảng viên vẫn còn có những

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w