Phân loại đánh giá dựa trên quy mô đánh giá

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 41 - 42)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

1.5.4. Phân loại đánh giá dựa trên quy mô đánh giá

Đánh giá trên diện rộng (Large scale assessment)

Đánh giá trên diện rộng hay quy mô lớn, theo truyền thống được định nghĩa là đo lường tiến bộ của học sinh ở cấp địa phương, tỉnh hoặc quốc gia. Theo [4], cho rằng, “đánh giá trên diện rộng là loại hình đánh giá do các nhà quản lí giáo dục chủ trì, tiến hành với phạm vi đối tượng học sinh ở các cấp quận/ huyện, tỉnh/thành phổ, vùng lãnh thổ, quốc gia, khu vực, quốc tế. Đánh giá trên diện rộng cũng quan

tâm đến mục tiêu kiến thức, kĩ năng như đánh giá trên lớp học và cũng quan tâm đến sự phát triển nhân cách của học sinh như đánh giá dựa vào nhà trường. Tuy nhiên, mục đích chính của đánh giá trên diện rộng là cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho việc ra các quyết định giáo dục quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục như điều chỉnh chính sách giáo dục của một địa phương hay quốc gia. Công cụ chủ yếu dùng cho đánh giá trên diện rộng là đề kiểm tra và phiếu hỏi, có thể bổ sung thêm cả quan sát khi đánh giá năng lực thực hiện của một nhóm đối tượng nào đó. Đối tượng khảo sát trong loại hình đánh giá này gồm học sinh và các bên liên quan (giáo viên, hiệu trưởng, cha mẹ...)”.

Đánh giá trên lớp học (classroom assessment)

Trong phần phân loại quy mô đánh giá, chúng tôi thấy, đánh giá trên lớp học nên được xem xét, bởi nó là phương thức thường được giáo viên sử dụng. Theo Nguyễn công Khanh và Đào Thị Tuyết Oang (2015), nói rằng, “đánh giá lớp học là loại hình đánh giá được tiến hành trong phạm vi đối tượng là học sinh trong một lớp học, nhằm thu thập thông tin về việc đạt các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ qua từng bài học, hàng ngày, hàng tháng, để tìm hiểu xem từng học sinh đã học tập như thế nào. Kết quả học tập thể hiện ở mức độ tiếp thu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập và tìm hiểu cả sự hài lòng, phản ứng của học sinh đối với các bài giảng của giáo viên. Từ đó, giáo viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập để nâng cao kết quả học tập cho mỗi học sinh”.

Nhiều công cụ đã được giáo viên sử dụng cho đánh giá trên lớp học. Chẳng hạn: “câu hỏi có vấn đề trên lớp, hệ thống bài tập ở lớp, thảo luận nhóm, bài tập về nhà, mẫu biểu quan sát, đề kiểm tra thường xuyên và định kì, hồ sơ học tập, bài luận, các dự án học tập, các nhiệm vụ thực tiễn, trò chơi”.

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w