Biện pháp 4: Thiết kế các nhiệm vụ học tập trong quá trình dạy học vớ

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 118 - 123)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

3.2.4. Biện pháp 4: Thiết kế các nhiệm vụ học tập trong quá trình dạy học vớ

khó tăng dần để sinh viên tập luyện giải quyết nhiệm vụ, từ đó, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên

A. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua các hoạt động giải quyết nhiệm vụ được thiết kế từ dễ đến khó, sinh viên có cơ hội tập luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng. Từ đó, nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

B. Hƣớng dẫn thực hiện biện pháp

Tôi đề xuất thiết kế các nhiệm vụ học tập nhằm phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên dựa vào hoạt động tương tác với 4 mức độ sau:

- Mức độ 1 (đơn giản): Nhiệm vụ học tập được thiết kế đơn giản, chủ yếu để sinh viên trao đổi với nhau về nội dung bài mới, hoạt động này được tôi đề xuất thực hiện vào các đầu giờ học lí thuyết, thời gian cho hoạt động này nên từ 10-15 phút và 3 đến 4 sinh viên cho một nhóm.

Các hoạt động

Hoạt động 1: Từ nội dung bài học, giảng viên giao nhiệm vụ cho sinh viên thảo luận về vấn đề (đơn giản và có thể gần với cuộc sống). Ví dụ: các em hãy tìm hiểu và nêu ra một vài cách đánh giá hiện nay ở trường phổ thông đang sử dụng. Hoặc các em hãy tìm hiểu mục đích của đánh giá kết quả học tập... Từ đó, sinh viên thể hiện được những hiểu biết, kinh nghiệm ban đầu của mình về nội dung bài học thông qua việc sinh viên thảo luận, hợp tác với nhau ngay tại lớp.

Hoạt động 2: Giảng viên giao nhiệm vụ học tập; sinh viên tiếp nhận nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện.

Hoạt động 3: Chia nhóm, thường là các sinh viên ngồi cạnh nhau trong cùng một bàn; theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên thảo luận. sinh viên: tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.

Hoạt động 4: Giảng viên yêu cầu đại diện một vài nhóm trình bày kết quả. sinh viên: trình bày kết quả.

Hoạt động 5: Giảng viên đánh giá, nhận xét, tổng kết; Sinh viên lắng nghe, trao đổi và ghi nhớ kiến thức. Hình thức thảo luận, học tập hợp tác với quy mô nhóm nhỏ thì sự tương tác giữa sinh viên với sinh viên cao hơn, các sinh viên trong cùng nhóm có trách nhiệm cá nhân cao. Đồng thời, sinh viên biết tự điều chỉnh để đi đến kết quả trong thời gian ngắn nhất.

- Mức độ 2 (trung bình): Thiết kế các nhiệm vụ học tập để sinh viên tiếp nhận kiến thức mới, đối với nhiệm vụ này, sinh viên cần tìm hiểu về bài học, so sánh với các thông tin được biết trước đó. Hoạt động này sẽ hiệu quả hơn khi chúng ta thực hiện nay sau hoạt động ở mức 1. Tiếp tục thảo luận nhóm, có thể là duy trì tiếp nhóm đã có từ hoạt động ở mức 1).

Các hoạt động

+ Hoạt động 1: Giảng viên thiết kế nhiệm vụ liên quan đến nội dung bài học, ở mức độ này, sinh viên sẽ tìm hiểu và tự nắm được kiến thức và kĩ năng mới. Giảng viên có thể chia nhỏ nhiệm vụ để sinh viên không thấy quá khó và khi giải quyết sẽ dễ dàng hơn. Đối với sinh viên, các em tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

+ Hoạt động 2: Giảng viên giao nhiệm vụ học tập; sinh viên tiếp nhận nhiệm vụ và bắt đầu thực hiện.

+ Hoạt động 3: Các nhóm sinh viên thảo luận, phân chia công việc, thảo luận, cùng đưa ra các giải pháp; Trong khi đó, giảng viên theo dõi, gợi ý, hỗ trợ định hướng tìm giải pháp giải quyết nhiệm vụ.

+ Hoạt động 4: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

+ Hoạt động 5: Giảng viên nhận xét, đánh giá, tổng kết; Sinh viên lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hóa KT, KN bài học mới.

Ở mức này, nhiệm vụ được giảng viên thiết kế cho các thành viên trong nhóm, mỗi sinh viên đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau, sinh viên tự nghiên cứu nội dung bài học để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, sinh viên phải có trách nhiệm trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm để có sản phẩm chung hoàn chỉnh. Như vậy, so với mức 1, ở mức độ này sinh viên phải vận dụng năng lực tiềm ẩn của mình để tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và nắm vững các kín thức bài học mới.

- Mức độ 3 (phức tạp): Nhiệm vụ học tập được thiết kế để sinh viên vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào việc giải quyết các nhiệm vụ (chẳng hạn, bài tập) cụ thể. Từ đó, khắc sâu kiến thức đã học. Trong nhiệm vụ này, sinh viên vận dụng tư duy ở mức độ cao hơn cho phân tích, tổng hợp.

Các hoạt động

+ Hoạt động 1: Giảng viên lựa chọn hoạt động DH có nội dung biến đổi nâng cao, mang tính mở, có nhiều phương án giải quyết; Sinh viên phải có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích tổng hợp, điều tra.... thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.

+ Hoạt động 2: Giảng viên giao nhiệm vụ; Sinh viên tiếp nhận nhiệm vụ. + Hoạt động 3: Các nhóm sinh viên làm việc; sinh viên trao đổi, thảo luận; giảng viên quan sát, đôi khi hỗ trợ định hướng.

+ Hoạt động (4): Giảng viên nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Hoạt động 5: Giảng viên cũng trao đổi với sinh viên và cùng nhau đánh giá lời giải, cũng như các giải pháp mà sinh viên đã thực hiện. Giảng viên giúp sinh viên chỉ ra những hạn chế (có thể còn) trong các lời giải và tiếp tục cùng nhau đưa ra cách khắc phục hạn chế, hoàn thiện lời giải.

Ở mức độ này, nhiệm vụ học tập tương đối cao, sinh viên phải có tư duy sáng tạo cao, sự nổ lực chung của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, không nhấn mạnh tới việc phân chia nhiệm vụ học tập cho từng cá nhân. So với mức độ 1, 2 thì ở mức 3 nhiệm vụ của sinh viên cao hơn, sinh viên nắm vững các KT, KN về đánh giá trong GDTH thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.

- Mức độ 4 (nhiệm vụ phức tạp, vấn đề vƣợt ra ngoài lớp học): Thiết kế các nhiệm vụ học tập với yêu cầu cao, vượt ra ngoài phạm vi lớp học, đòi hỏi sinh viên phải biết phân chia nhiệm vụ, lập kế hoạch nghiên cứu, thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu thu được và thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Ở mức độ này các nhiệm vụ học tập được giảng viên lựa chọn thường là có liên hệ trực tiếp đến hoạt động đánh giá ở trường THPT. Thời gian thực hiện tương đối dài (2 đến 3 tháng), tiến hành vào cuối học phần, quy mô nhóm từ 5-6 sinh viên/ 1 nhóm.

Các hoạt động

+ Hoạt động 1: Giảng viên căn cứ vào nội dung của học phần, lựa chọn các chủ đề hoặc gợi ý, hướng dẫn, cố vấn cho sinh viên tự thiết kế các nhiệm vụ học tập trong phạm vi học phần, động viên sinh viên về các ý tưởng thiết kế gắn với bối cảnh thực, đi vào giải quyết tình huống thực tiễn, nhờ đó mang nhiều ý nghĩa của lí thuyết và thực tiễn. Độ khó của nhiệm vụ tương đối cao, phạm vi thực hiện nhiệm vụ tương đối rộng, có nhiều người tham gia, đòi hỏi sinh viên phải có trình độ tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn để hoàn thành. Đối với sinh viên, cần chuẩn bị tài liệu, điều kiện, tinh thần học tập theo hướng dẫn của giảng viên.

+ Hoạt động 2: Giảng viên: giao nhiệm vụ cho nhóm sinh viên và chính xác nhiệm vụ mà sinh viên lựa chọn, gia hạn thời gian hoàn thành và đề xuất các tiêu chí đánh giá. Sinh viên: tiếp nhận nhiệm vụ.

+ Hoạt động 3: Sinh viên trao đổi, phân chia nhiệm vụ cần giải quyết, phân chia người thực hiện, lập kế hoạch cụ thể và chi tiết. Trong khi đó, giảng viên theo dõi, định hướng, hợp tác cùng với sinh viên để tìm ra phương án thực hiện, quá trình theo dõi hoạt động này bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua các trao đổi thưởng xuyên giữa giảng viên và các sinh viên (trao đổi trực tiếp, điện thoại, email…).

+ Hoạt động 4: Các nhóm sinnh viên triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ cá nhận được phân công. Giảng viên vẫn tiếp tục dõi theo quá trình giải quyết nhiệm vụ, và tiếp tục định hướng, hỗ trợ sinh viên.

Sinh viên tổ chức thảo luận, trao đổi, thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp, sáng tạo cao.

+ Hoạt động 5: Các nhóm báo cáo kết quả sau thời gian thực hiện, sinh viên sẽ trình bày về sản phẩm của nhóm, ý tưởng trong quá trình làm việc, định hướng các vấn đề mở.

Giảng viên nghiệm thu sản phẩm, đánh giá, tổng kết.

Sinh viên: lắng nghe, trao đổi, bổ sung để chính xác hóa nội dung bài học.

Lời bình:

Các nhiệm vụ dạy học được thiết kế dựa trên các hoạt động tương tác giữa sinh viên với sinh viên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp trên cơ sở tăng dần độ khó nhằm hình thành và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung, nhiệm vụ, chủ đề học tập và kiến thức, năng lực về đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện có của sinh viên, giảng viên có thể linh hoạt trong việc vận dụng các mức độ dạy học, không nhất thiết phải tuần tự từ 1 đến 4.

C. Minh họa các nhiệm vụ

Khi tổ chức dạy học chủ đề 1: Hình thức đánh giá kết quả học tập ở trường trung học phổ thông, giảng viên có thể thiết kế các nhiệm vụ học tập cho sinh viên, như sau:

Nhiệm vụ mức 1: (thảo luận nhóm) Bằng những kinh nghiệm bản thân, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau đây: Trong thực tế dạy học ở trường trung học phổ thông, có những hình thức kiểm tra nào đã được giảng viên thực hiện? Mục đích của mỗi hình thức kiểm tra ấy là gì? Cho ví dụ.

Nhiệm vụ mức 2: Anh (chị) hãy đọc thông tin cơ bản về các phân loại đánh giá trong tài liệu học tập và cho biết thông tin này giúp bạn biết thêm những điều gì mới về đánh giá.

Nhiệm vụ mức 3: (Thực hiện ở trường trung học phổ thông) anh (chị) hãy xem việc tính kết quả môn Toán cả năm của giáo viên hiện nay đã thực hiện theo đúng Quy định đánh giá và xếp loại học sinh trung học phổ thông hay chưa? và có những điểm lợi và bất lợi gì đối với giáo viên và học sinh?

Kết luận Chƣơng 3

Trong Chương 3, tác giả đã đề xuất được 02 nội dung.

Nội dung 1: Khung năng lực của giáo viên trong lĩnh vực đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT. Cụ thể:

1. Năng lực chẩn đoán của giáo viên về khả năng và kết quả học toán của học sinh.

2. Năng lực sử dụng các chiến lược và phương pháp đánh giá thích hợp với mục tiêu dạy học Toán.

3. Năng lực sử dụng phương tiện dạy học. 4. Năng lực thực hiện quá trình đánh giá.

Từ những căn cứu nghiên cứu về khung năng lực của giáo viên; căn cứ vào thực trạng sự chuẩn bị cho sinh viên ngành Sư phạm toán năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT. Tác giả luận án, đề xuất 04 biện pháp.

Nội dung 2: Đề xuất 04 số biện pháp sư phạm cho phát triển năng lực sinh viên cho lĩnh vực đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường sư phạm. Cụ thể:

 Biện pháp 1. Nghiên cứu hồ sơ học tập và xây dựng nội dung phỏng vấn như là một công cụ giúp sinh viên chẩn đoán về kết quả và khả năng học Toán của học sinh

 Biện pháp 2. Thiết kế dự án học tập hướng đến giúp học sinh thực hành giải quyết các vấn đề của thế giới thực, từ đó, nâng cao năng lực đánh giá thực của sinh viên

 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực chấm điểm của sinh viên 85

 Biện pháp 4: Thiết kế các nhiệm vụ học tập trong quá trình dạy học với độ khó tăng dần để sinh viên tập luyện giải quyết nhiệm vụ, từ đó, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên

Theo tác giả luận án, những biện pháp trên nếu được vận dụng hợp lí sẽ thúc đẩy sự tiến bộ về năng lực của sinh viên cho đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT nói riêng và nâng cao năng lực dạy học Toán nói chung.

CHƢƠNG 4. KHẢO NGHIỆM

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w