Biện pháp phát triển năng lực sinh viên cho đánh giá kết quả học tập Toán

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 78 - 79)

8. Dự kiến những đóng góp trong luận án

3.2. Biện pháp phát triển năng lực sinh viên cho đánh giá kết quả học tập Toán

của học sinh Trung học phổ thông

Quan điểm chung cho xây dựng biện pháp

Dựa trên kết quả nghiên cứu lí thuyết, kết quả đánh giá thực trạng, các gợi ý từ các chuyên gia giáo dục. Tác giả luận án cho rằng, để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sinh viên ngành Sư phạm Toán cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Biện pháp 1. Nghiên cứu hồ sơ học tập và xây dựng nội dung phỏng vấn như là một công cụ giúp sinh viên chẩn đoán về kết quả và khả năng học Toán của học sinh

+ Biện pháp 2: Thiết kế dự án học tập hướng đến giúp học sinh thực hành giải quyết các vấn đề của thế giới thực, từ đó, nâng cao năng lực đánh giá thực của sinh viên

+ Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực chấm điểm của sinh viên

+ Biện pháp 4: Thiết kế các nhiệm vụ học tập trong quá trình dạy học với độ khó tăng dần để sinh viên tập luyện giải quyết nhiệm vụ, từ đó, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên.

Trước khi xây dựng biện pháp sư phạm, tôi đưa ra một số quan điểm chung thống nhất như sau:

Đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh để vừa đánh giá được kết quả học tập của người học một cách chính xác, khách quan, công bằng; vừa tạo cơ hội cho mọi người học tham gia vào hoạt động đánh giá và tự đánh giá; đồng thời góp phần đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Như vậy, Biện pháp đưa ra phải có mục đích rõ ràng và cùng hướng đến mục tiêu chung của nghiên cứu là phát triển năng lực của sinh viên về lĩnh vực đánh giá kết quả học tập Toán của học sinh THPT, hướng đến nâng cao sự tiến bộ của học sinh.

Biện pháp đưa ra cần đảm bảo:

+ Tính khoa học: Các biện pháp thể hiện ở sự vận dụng sáng tạo những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả học tập.

+ Tính thực tiễn: Việc nghiên cứu tìm hiểu để phát hiện đúng và đầy đủ các nguyên nhân của những hạn chế và bất cập trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh là cơ sở vững chắc để đề xuất các biện pháp phải tập trung vào việc khắc phục các nguyên nhân làm nảy sinh các bất cập hiện tại, đáp ứng được những đòi hỏi theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và giáo dục phổ thông.

+ Tính hệ thống: Các biện pháp phát triển năng lực của sinh viên cho đánh giá kết quả học tập phải gắn kết với nhau thành một hệ thống biện pháp liên quan có tác dụng hỗ trợ nhau.

+ Tính khả thi: Mục đích của đánh giá kết quả học tập của học sinh là nghiên cứu xây dựng một môi trường đánh giá, trong đó, đạt được tất cả các tiêu chuẩn, mục tiêu đã đặt ra cho hoạt động này phù hợp với điều kiện thực tế và đồi hỏi của yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó, các biện pháp mà luận án sẽ đề xuất được xem như các biện pháp thành phần có tính khả thi cần thực hiện trước. Mỗi biện pháp thành phần hướng tới mục tiêu thành phần (mục tiêu trung gian). Khi các mục tiêu trung gian đã đạt được thì chắc chắn năng lực đánh giá kết quả học tập của sinh viên mà luận án mong muốn sẽ được phát triển, sẽ thực sự có ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu 7_TOÀN VĂN LUẬN ÁN_TRẦN TRUNG TÌNH (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w