7. Dự kiến kết quả nghiên cứ u
2.1.6. Hệ thống thang máy dành cho người khuyết tật và đường có
kẻ dành cho người khiếm thị
Việc đi lại đối với một người khuyết tật là điều vô cùng khó khăn, nhất là khi sử dụng cầu thang. Vì vậy, ở mỗi hệ thống thang máy công cộng của Nhật Bản đa số đều có thang máy riêng dành cho người khuyết tật. Đây là một công trình xã hội mang tinh thần tử tế - tinh thần Omotenashi.
Tuy nhiên, sự tử tế của người Nhật không dừng lại tại đó, trong mỗi bảng hướng dẫn thang máy đều có in chữ nổi để người khiếm thị có thể đọc được ở phía dưới.
Không chỉ người tàn tật cảm thấy thuận tiện khi sử dụng thang máy mà người khiếm thị cũng có thể sử dụng dễ dàng khi không có người khác đi bên cạnh giúp đỡ. Với cách in chữ nổi này, mỗi lần đi thang máy sẽ không còn là nổi ám ảnh đối với người khiếm thị. Họ sẽ tự giải quyết được vấn đề của mình và cảm thấy bản thân mình vẫn vượt qua được điều khó khăn. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy vui vẻ và tràn đầy nghị lực sống.
Một hình ảnh mang tinh thần "Omotenashi" nữa chính là đường có vạch kẻ nổi dành cho người khiếm thị. Khi đi bộ trên đường, người khiếm thị có thể đi theo vạch kẻ nổi này để đến được nơi mình muốn. Họ có thể xác định được vị trí mà mình đang đứng và hướng mình định đi mà không sợ bị lạc.
H ình 2.9. Đường có vạch kẻ dành cho người khiếm thị
Dạng que dài được xếp liền nhau, điều đó có ý nghĩa là tiến về phía trước hay phía sau đều được. Còn khi gặp dạng bề mặt bi tròn, đó là điểm dừng, thể hiện ý nghĩa có ngã ba hay ngã tư.
Qua những hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy được văn hóa "Omotenashi" không chỉ được sử dụng cho việc chăm sóc khách hàng mà nó còn hiện hữu trong cách người Nhật suy nghĩ cho người dân nước họ. Mỗi công trình công cộng và an ninh xã hội mà họ làm đều mang tấm lòng quan tâm sâu sắc đến từng vấn đề và nhu cầu của người khác, kể cả nhu cầu riêng biệt. Từ vấn đề phổ thông với nhu cầu sử dụng của một người lành lặn bình thường cho đến một con người khuyết tật.