7. Dự kiến kết quả nghiên cứ u
2.1.8. Những cái cúi đầu trân trọng
Đối với người Nhật, cúi đầu chào là biểu hiện của sự chào đón và tôn trọng. Cái nghiêng mình là hình ảnh quen thuộc khi người Nhật chào khách. Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện đối với họ.
Nhân viên trong cửa hiệu và nhà hàng sẽ đón khách hàng với một cái cúi đầu và câu chào nồng nhiệt. Và khi khách rời cửa hàng, thường thì họ sẽ đứng ở cửa và cúi đầu chào cho tới khi khách hàng đi khỏi.
Trong nhiều trường hợp, dù khách hàng đang vội vã vì công việc và có vẻ như không chú ý đến cử chỉ của nhân viên thì nhân viên Nhật Bản vẫn dừng lại và gập người cúi đầu chào khách. Chắc chắn, sự tôn trọng mà họ dành cho khách
sẽ chạm tới trái tim. Khách sẽ tiếp tục bước đi với công việc bộn bề nhưng nét mặt thể hiện sự hài lòng và vui vẻ.
"Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là "quỳ xuống", giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi. Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải chất lượng máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành muộn, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách." [25]
H ình 2.11. Cúi gập người chào khách [9]
"Đến với thương xá Nihonbashi thành lập từ 1831 tại T okyo và thử đi thang máy tại đây. Khách sẽ cảm nhận được sự tận tình và lịch thiệp của nhân viên. Việc sử dụng thang máy như hoạt động thông thường, thậm chí đôi khi còn gây ít nhiều khó chịu, bất ngờ trở thành một nếp văn hóa thú vị và đáng mong chờ. Khi khách tiến tới trước cửa thang máy, một nữ tiếp viên ăn mặc lịch thiệp, với bộ đồng phục đậm chất thập niên 60 (bao gồm đủ bộ áo khoác, váy ngắn, găng tay, giày gót thấp, mũ đội lệch) chào đón khách với cái cúi đầu trang nhã và chuỗi lời chào mừng
không một lần dừng nghỉ khi cô ấn nút "gọi thang", phần cánh tay và cẳng tay tạo góc 90 độ chuẩn xác. Khi cửa thang máy mở ra, một nữ nhân viên khác - ăn mặc giống như một nữ tiếp viên hàng không và thực hiện vai trò điều phối bên trong thang máy - tiếp tục chào hỏi khách với hàng loạt cái cúi đầu và những lời chào thân thiện. Khi khách bước vào bên trong, nữ điều phối chìa tay giữ cánh cửa, trong khi nữ nhân viên đứng ngoài quay đầu hướng về khách, cúi đầu thật trang trọng và giữ nguyên tư thế một cách hoàn hảo." [10]
H ình 2.12. Nhân viên thang máy cúi chào khách [26]
Có thể đối với nhiều du khách, hành động đó là hơi quá hay họ xem cung cách cúi chào và các cử chỉ tôn kính là thừa thãi - đi thang máy thì cần gì phải quy củ đến vậy. Song, tất cả đều đem đến một thông điệp: Từ giây phút khách hàng bước vào đây, mọi nhân viên đều tuyệt đối quan tâm tới khách. Những nhân viên thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.
Thêm một hình ảnh khiến thế giới ngưỡng mộ và vô cùng thích thú đó là hình ảnh đội dọn vệ sinh thần tốc tàu Shinkansen.
"Đội dọn dẹp mặc đồng phục và cúi chào hành khách khi tàu Shinkansen tới. Họ chào và cảm ơn hành khách xuống tàu, thu nhận rác từ khách ở một số
khoang. Các nhân viên xác nhận an toàn bằng cách chỉ về hướng cần thiết trước khi lên tàu. Họ nhặt rác bên trong các khoang tàu và đổi hướng ghế. Sau đó, họ mở các bàn gấp ra chùi sạch các vết bẩn, rồi lau cửa sổ một cách cẩn thận. Các nhân viên còn phủi bụi ghế, kiểm tra xem trên ghế hay khoang hành lý phía trên có đồ đạc gì bị bỏ quên hay không. Họ làm sạch sàn tàu bằng máy hút bụi và chổi. Cuối cùng, các nhân viên thay tấm phủ lưng ghế. Nhà vệ sinh và phòng rửa tay có nhân viên chuyên biệt dọn dẹp. Khi việc dọn dẹp kết thúc và tàu đã sẵn sàng đón khách, họ xếp hàng trước tàu và cúi đầu chào. Những cái cúi chào của họ thể hiện sự trân trọng và biết ơn với hành khách trên tàu." [27]
H ình 2.13. Nhân viên dọn vệ sinh cúi đầu chào khách [28]
"Cúi đầu chào, cúi đầu cảm ơn, cúi đầu xin lỗi hoặc cúi đầu chỉ để thể hiện rằng nhân viên biết đến sự hiện diện của khách. Đó là tinh hoa của dịch vụ khách hàng vượt trên mọi quy chuẩn. Dù khách hàng đến từ nền văn hóa nào, dù khách đang vui hay đang buồn, dù hài lòng hay phật ý thì họ cũng cảm nhận được trọn vẹn sự chân thành của người phục vụ đối với họ. Nghệ thuật chính là cúi đầu phụng sự để chất lượng dịch vụ vươn lên đến trời cao." [5, 134 - 135]
2.2. Đời sông cá nhân
Bên cạnh đời sống xã hội thể hiện tinh thần "Omotenashi" tuyệt vời thì đời sống cá nhân của người Nhật cũng chứa đựng nét văn hóa đáng tự hào này.
"Có thể thấy thái độ đối với dịch vụ ở Nhật Bản không chỉ là sự thể hiện của tính cách dân tộc. Đành rằng sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng chính là kết quả cho tinh thần Omotenashi, giúp đem lại lợi nhuận hay thành tựu tốt cho kinh doanh buôn bán. Thế nhưng, người Nhật còn xem "Omotenashi" là một cách sống." [10]
"Nhiều người lớn lên với câu ngạn ngữ: "Sau khi ai đó làm điều gì tốt cho chúng ta, chúng ta nên làm điều tốt với người khác. Tuy nhiên, nếu ai đó làm điều xấu với chúng ta, chúng ta không nên làm thế với người khác." [29] Có lẽ chính quan niệm này đã giúp người Nhật giữ lịch sự mọi lúc mọi nơi và luôn mong muốn việc mình làm sẽ không gây phiền hà hoặc tốt hơn là sẽ mang lại lợi ích cho mọi người.
Thói quen lịch sự xuất phát từ chính giáo dục, văn hóa và hình thành như một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Nhật. "Omotenashi" không đơn giản chỉ là cách đối xử tốt với khách du lịch, mà truyền thống này còn ăn sâu vào tâm hồn người Nhật kể từ khi họ còn rất trẻ.
Người Nhật bệnh cảm, dù chỉ là cảm nhẹ thì cũng sẽ đeo khẩu trang để tránh lây cho người xung quanh. Đêm tối khi đi bộ trên đường họ sẽ cố tình đi tránh xa để không gây cảm giác khó chịu hay hoang mang cho người khác... Khi một người nào đó chuẩn bị xây nhà, những người hàng xóm của họ sẽ tặng các túi bột giặt với ý nghĩa giúp chủ nhà giặt sạch quần áo khi dính phải bụi bẩn bay ra từ công trình.
H ình 2.14. H àng xóm tặng túi bột giặt trước khi xây nhà [29]
Tất cả những điều đó cho thấy, "Omotenashi" ngay từ đầu không chỉ gói gọn một nét tinh thần tốt đẹp mà còn là cả một văn hóa đáng được trân trọng và học hỏi. Lối sống của người dân Nhật Bản không chỉ khiến người nước ngoài nhạc nhiên, thích thú, mà còn khiến cho chính những người sống ở đây lâu năm luôn cảm thấy vui vẻ. Nhiều người đã không ngần ngại khi gọi Nhật Bản là "quốc gia lịch sự nhất thế giới".
Người Nhật rất quan trọng đến việc chào hỏi. Dù ở bất kỳ đâu và gặp bất kỳ ai, họ đều mỉm cười, vừa tỏ thái độ khiêm nhu, vừa cúi nghiêng người để chào kính cẩn. Hình ảnh nghiêng người cúi chào như vậy đã thể hiện một cách súc tích và thú vị về cốt lõi văn hóa: Cúi đầu nhưng không hạ mình, khiêm nhu nhưng không hèn yếu. Một thái độ văn hoá tôn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự nể trọng nơi người đối diện. "Mọi người cúi đầu chào khi họ ngồi cạnh bạn trên xe bus, và chào bạn một lần nữa khi họ đứng lên", Carmen Lagasca, một giáo viên người Tây Ban Nha sống ở Nhật 9 năm cho biết. [30]
Nhiều khách du lịch chia sẻ điều tuyệt vời nhất khi họ được tiếp xúc với lòng hiếu khách của người dân đất nước Phù Tang là cảm thấy vui vẻ hơn và cũng thấy tính cách của mình trở nên mềm mại hơn. Do vậy, họ sẽ thấy vui lòng khi
nhặt được ví đánh rơi và giao cho cảnh sát, sẽ dễ dàng mỉm cười nhường đường cho lái xe khác hay không xả rác nơi công cộng mà mang chúng về nhà...
"Khi bạn hỏi đường bất cứ người Nhật nào, họ sẽ không từ chối giúp đỡ bạn. Nếu họ nói mà bạn không hiểu thì họ chỉ, nếu không chỉ thì họ sẽ dẫn đến tận nơi. Từ đàn ông đến phụ nữ, từ học sinh đến người già, từ công nhân đến người làm việc công sở... Hỏi lên tàu nào, giờ nào, đi đường nào, làm thế nào, như thế nào, là gì, cái gì, ở đ â u . Ở Nhật có nhiều thứ rất đắt. Có nhiều thứ đắt. Có nhiều thứ rẻ. Có nhiều thứ rất rẻ. Và có nhiều thứ, người ta cho không. Đó chính là tình cảm, là sự nhiệt tình, là sự giúp đỡ tận tâm, là lòng chân th à n h .. Ở đâu cũng có người này người kia, đời bao gồm cả tốt và xấu như hai mặt của một túi quần. Người thì bao gồm, tử tế và chưa tử tế hoặc là ít tử tế. Nhưng cho dù, bạn có gặp người Nhật không tốt đi chăng nữa, thì người tốt vẫn quá đông." [2, 47 - 48]
Nước Nhật là một đất nước đứng lên thần kì từ đống tàn tích nát vụn của chiến tranh. Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thì nhiều đến nổi người ta chẳng còn sợ nữa. Con người là điều làm nên thay đổi. Với người Nhật, đại đa số, lịch sự là một sự hiển nhiên. Trẻ em sinh ra ở Nhật từ rất nhỏ tuổi không được dạy là phải trở thành một anh hùng, siêu sao, người giàu có, mà được hướng dẫn cách nuôi dưỡng ước mơ, cách duy trì động lực cố gắng và các phép tắc lịch sự cơ bản để phù hợp với chuẩn mực xã h ộ i . Người Nhật rất hay động viên, khích lệ nhau. Đôi khi người Nhật nhận lời động viên ấy thấy áp lực, nhưng đa số họ lại biến nó thành động lực để thể hiện lòng biết ơn.
Nhiều người không hiểu vì sao người Nhật xin lỗi và cảm ơn nhiều như thế. Đấy có phải là một câu cửa miệng không. Thật sự, trong mỗi hoàn cảnh đều có ý nghĩa riêng. Người Nhật trước khi vào thang máy sẽ nói xin lỗi và sau khi ra khỏi thang máy sẽ nói cảm ơn. Họ nghĩ, vì họ khiến người vào trước thang máy phải chờ, phải đợi dù chỉ một giây, và cảm ơn vì đã được "cho vào" và làm phiền mọi
người phải đợi một lần nữa để đi chung rồi tiếp tục làm phiền người vào trước ra sau phải giữ nút mở thang máy. Với bản tính không làm phiền đến người khác, muốn mọi người được thoải mái và mang nặng lòng biết ơn, xin lỗi và cảm ơn trở thành câu nói ta thường được nghe nhất từ người Nhật.
Người Nhật nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho cảnh sát. Hoặc nếu ai đó làm rơi đồ ở nhà ga, họ có thể đến văn phòng nhà ga, miêu tả đồ vật của mình và nhân viên ở đó sẽ trả lại cho họ dù cho đó chỉ là một chiếc ví rẻ tiền, một món đồ nho nhỏ mà chúng ta nghĩ chắc chẳng ai thèm nhặt. Hoặc nếu là học sinh sinh viên làm rớt đồ ở tòa nhà thư viện trường, họ có thể đến tủ kính bày đồ đánh rơi. Chắc chắn họ sẽ tìm được đồ đã rơi của mình. Có thể chỉ là sách vở, sạc điện thoại, bút chì, cục tẩy, chìa hóa, son, USB, thẻ các loại... thậm chí là cả dây buộc tóc hay kẹp ghim chỉ khoảng hai nghìn đồng tiền Việt. Tất cả đều được để trong tủ và có ghi rõ tháng mà người nộp nhặt được để tạo sự dễ dàng cho người nhận.
Người Nhật có những đức tính tử tế như thế, cho dù việc họ làm sẽ gây phiền toái, mất thời gian của họ những họ vẫn cất công đem trả thì quả là đáng để chúng ta cúi đầu nể phục.
"Những điều vĩ đại phi thường đều xuất phát từ hành động tốt đẹp nhỏ bé cả mà thôi. Và nhất định, phải giữ lòng tin vào những điều tử tế có tồn tại. Đặc biệt là trong lòng nước Nhật." [2, 106]
"Ở Nhật, bạn sẽ có cảm giác rất thèm được làm người tốt. Nếu ai đã sống tử tế thì còn muốn tốt hơn thế nữa. Vì bạn được nhận, được giúp đỡ quá nhiều. Tử tế sẽ nhận lại được lòng tốt, nhận được lòng tốt rồi thì tiếp tục trả lại bằng sự tử tế, những đáp đền cứ thế nối tiếp nhau. " [ 2, 109 - 110]
Cách người Nhật tiếp khách đến nhà là một điều mà chúng ta nên học hỏi. Người Nhật tiếp khách rất nồng hậu và chân thành. Họ thật sự rất hiếu khách. Họ
chuẩn bị mọi thứ để đón khách rất chu đáo. Từ chuẩn bị phòng ngủ nếu khách ngủ lại, đồ ăn, thức uống, phòng tắm với bồn nước nóng pha sẵn cho đến trang phục để khách thay...
H ình 2.15. Tiếp đãi khách nồng hậu [31]
Trong khi dùng bữa, chủ nhà sẽ liên tục hỏi khách đồ ăn có vừa miệng chưa, có cần dùng thêm gì không... họ dành cho khách sự quan tâm từ tận đáy lòng và bằng trọn trái tim.
Khi chúng ta đến thăm một gia đình Nhật và gợi ý sẽ phụ rửa chén sau khi dùng bữa như văn hóa Việt Nam thì sẽ tạo sự bối rối cho chủ nhà. Với họ, khách thật sự là khách đúng nghĩa. Họ sẽ không để khách bận tâm hay phải động tay vào bất cứ một công việc nào, đặc biệt là việc phụ dọn dẹp. Nếu chúng ta vẫn cố gắng làm, chủ nhà sẽ liên tục xin lỗi.
Khi tặng quà, người Nhật gói hay bao bọc chúng rất cẩn thận và đẹp mắt. Cầm món quà trên tay, người nhận sẽ cảm nhận được tấm lòng mà người tặng muốn trao gửi. Chưa nói đến giá trị bên trong của món quà, chỉ với lớp vải hay giấy gói bên ngoài thôi cũng đủ để truyền tải sự trân trọng và quý mến mà người
gửi dành cho người nhận. Người nhận chắc chắn sẽ rất vui vẻ và cảm động. Họ sẽ trân quý món quà đó như cái cách mà người tặng đã tỉ mỉ gói quà.
r r
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA OMOTENASHI TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN
3.1. Văn hóa Trà đạo
Bên cạnh việc phản ánh một nét tinh hoa trong văn hóa thì trà đạo Nhật Bản còn toát lên tinh thần Omotenashi nổi tiếng - tinh thần phục vụ bằng trái tim.
3.1.1. T rà thất
"Omotenashi" trong trà đạo Nhật Bản được thể hiện ở việc lựa chọn không gian thưởng trà - trà thất và dụng cụ pha trà. Khung cảnh và các đồ dùng mộc mạc, đơn sơ, càng gần gũi với thiên nhiên càng tốt cho thấy nghi thức trà đạo tập trung vào việc để tâm trí đạt tới vô thường, tĩnh lặng, đầu óc tư tưởng không bị phân tán hay cho phối bởi bên ngoài. Không một trà thất nào lại có không gian sôi động, tất cả đều tĩnh lặng. Sự tĩnh lặng giúp cho con người chỉ tập trung vào vấn đề họ đang quan tâm và phút giây hiện tại chứ không vọng tưởng việc khác.
H ình 3.1. Trà thất [62]
"Trà thất: Là một căn phòng có kích thước nhỏ nhất khoảng 3x3m. Trong phòng có trải những tấm Tatami hay chiếu tre được sắp xếp thành hình vuông bởi 8 mảnh 0.75x1.5m, trông rất đẹp và trang nhã." [33]
Phòng trà được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ