7. Dự kiến kết quả nghiên cứ u
2.1. Đời sống xã hội
Hình ảnh những chiếc taxi tại Nhật có lẽ là hình ảnh mà chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất, đây là một ví dụ rất điển hình về tinh thần "Omotenashi".
"Những người tài xế taxi luôn cúi chào khách một cách lịch sự, họ không cầm tiền từ khách mà luôn có khay đựng tiền. Hơn nữa, tài xế luôn mặc áo sơ mi sơ vin phẳng phiu (màu trắng hoặc xanh dương) và tay đeo găng tay. Trang phục chỉn chu không chỉ tôn trọng mình mà còn thể hiện sự tôn trọng người khác. Với trang phục chuẩn, tác phong gọn gàng, hành khách khi đi taxi tại Nhật sẽ có cảm nhận mình được tôn trọng. Ngoài ra, với thái độ thân thiện, hành khách sẽ thấy thoải mái cũng như an tâm về chuyến đi của mình." [17]
Một điều đặc biệt nữa là tài xế taxi rất đàng hoàng, công khai với khách. Khách sẽ được hỏi đi từ đâu đến đâu, sau đó tài xế lập tức nhẩm xem khách sẽ tốn khoảng bao nhiêu tiền và thường sẽ khuyên khách đi tàu điện ngầm cho tiết kiệm. Thậm chí, có những tài xế còn chở khách đến và hướng dẫn khách vào quầy hỏi thông tin ở ga tàu điện.
Tại sao họ lại không chở khách đi hết chuyến đường mà lại chở khách đến tàu điện ngầm gần nhất? Khi tìm hiểu về lí do, tôi đã rất ngạc nhiên và cảm thấy khâm phục tấm lòng suy nghĩ cho hành khách của họ. Vì giá cước taxi ở Nhật rất cao nên họ mong muốn tiết kiệm được chi phí cho khách hàng của mình chứ không nghĩ đến việc để khách phải trả chi phí cao cho dịch vụ taxi mà họ đảm nhận.
"Ngoài ra, những tài xế taxi không tham của khách dù một đồng. Khi đi taxi mà con số cuối cùng là gần chẵn, ví dụ khoảng 998 yên, nếu khách đưa 1000 yên tức là tiền thừa phải trả lại chỉ 2 yên (tương đương khoảng 400 đồng Việt Nam), thì thường là khách sẽ bỏ qua con số đó hoặc thậm chí tài xế nhiều nơi cố tình lờ đi không trả lại khách. Tuy nhiên, tài xế taxi ở Nhật sẽ bằng mọi cách trả lại cho khách chứ không nhận thêm dù chỉ một đồng." [17]
Trong nhiều trường hợp, dù còn khoảng 100 - 200 mét nữa mới đến địa điểm mà khách yêu cầu nhưng đồng hồ tính cước taxi đã lên mức chẵn, ví dụ khoảng 1000, 2000 yên thì tài xế sẽ tự động ngắt đồng hồ để không tính thêm tiền của khách.
Tuy số tiền đó rất nhỏ, không đáng là bao, nhưng chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng: Tinh thần Omotenashi nơi những tài xế bình dị là vô cùng cao. Họ quan tâm đến khách hàng bằng cả tấm lòng, vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng, mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và cùng với đó là niềm vui dù chỉ một chút.
Một điều đặc biệt nữa là: Tài xế sẽ không chấp nhận chở quá số người quy định. "Chưa có ai có thể thuyết phục tài xế taxi ở Nhật để đi quá số người. Nếu chỉ thừa thêm một người thôi thì cũng sẽ phải chuyển sang xe khác... Suy nghĩ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách chính là văn hóa "Omotenashi" của người Nhật." [17]
Omotanashi trong dịch vụ taxi không dừng ở những người tài xế tận tâm. Người Nhật còn đưa hẳn tinh thần phục vụ này vào máy móc mà ở đây chính là
cánh cửa taxi mở tự động.
Khách không cần tự đóng - mở cửa vì khi xe dừng, tài xế sẽ ấn nút hoặc gạt cần để cửa mở, khách hàng chỉ việc lên xe và bỏ đồ vào cốp xe (nếu có). Khi khách đã yên vị trên xe, tài xế sẽ gạt nút đóng cửa lần nữa. Nếu đi 1 - 2 khách, taxi mặc định mở cửa sau để khách ngồi phía sau. Đi từ 3 người trở lên sẽ dùng thêm ghế trước.
H ình 2.1. Taxi có cảnh cửa m ở tự động [18]
Với kiểu đóng - mở cửa tự động như thế này, khách có thể thoải mái mang đồ mà không bận tâm đến việc tự mở cửa, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả tài xế và khách.
2.1.2. Ghế có chỗ treo túi
Từ trong những phát minh, sáng kiến nhỏ nhất, người Nhật Bản vẫn luôn đặt cái tâm của mình vào trong đó và chứng minh cho mọi người thấy chỉ cần là thứ mình muốn thì chẳng có gì là không thể.
Ví dụ, người Nhật đã tạo ra một chiếc ghế có chỗ treo túi được thiết kế đơn giản nhưng lại vô cùng tiện lợi đối với phụ nữ. Khi ngồi xuống ghế mà không có chỗ để túi, phụ nữ luôn phải để trên người, sau lưng hay để xuống đất gây ra sự bất tiện. Một vài người để sau ghế những nó vẫn dễ dàng bị rơi. Và một trong những điều khiến mọi người cảm thấy bực mình nhất khi ra ngoài hẹn hò là cứ phải ôm khư khư chiếc túi nếu không muốn nó bị rớt liên tục. Suy nghĩ đến vấn đề khó chịu này, người Nhật Bản đã giải quyết bằng cách sáng tạo nên chiếc ghế có rãnh ở phần lưng, một phát minh cực kỳ đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ.
H ình 2.2. Ghế có chỗ treo túi [18]
Với chiếc ghế này, mọi người có thể treo chiếc túi của mình một cách chắc chắn và an tâm để có thể gặp gỡ người khác hay đơn giản chỉ ngồi nghỉ ngơi mà
không phải bận tâm đến chiếc túi của mình; không phải kệ nệ hay giữ nó khư khư trên tay, hoặc cảm thấy vướng víu khi để trên mình. Nhờ có chiếc ghế tiện dụng này, người sử dụng sẽ có cảm giác thoải mái hơn và cảm thấy vui vẻ trong cuộc hẹn.
Chúng ta có thể thấy, Người Nhật suy nghĩ từng vấn đề tỉ mỉ đến lạ lùng, cách giải quyết của họ vô cùng hiệu quả và nhân văn. Tôi tự hỏi, liệu người phát minh ra chiếc ghế có chỗ treo túi nhận lại được gì khi mọi người sử dụng nó? Có phải là tiền cho ý tưởng phát minh ra sản phẩm chăng hay chỉ đơn giản là được mọi người biết đến? Và rồi tôi đã tìm ra câu trả lời. Điều mà họ nhận lại được, chính là sự thoải mái của người sử dụng; niềm vui của họ chính là mang lại niềm vui, lợi ích cho người khác và đóng góp được điều gì đó tốt đẹp cho cộng đồng. Thế giới ngưỡng mộ người Nhật ở sự kiên cường, cần cù và trung tín. Còn tôi, tôi ngưỡng mộ tấm lòng của họ - tấm lòng suy nghĩ cho mọi người.
2.1.3. Nhà vệ sinh công cộng
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì khi nghe đến sự sạch sẽ đáng kinh ngạc của các nhà vệ sinh công cộng tại Nhật Bản. Nhiều người còn nói đùa rằng: Nhà vệ sinh công cộng Nhật sạch đến mức có thể vào trong đó thư giản nghỉ ngơi và thậm chí là ngủ. Lí do nó sạch được như vậy chính là:
- Thứ nhất, luôn có người kiểm tra nhà vệ sinh thường xuyên
Khi bước vào bất kì toilet công cộng nào, chúng ta sẽ bắt gặp "Phiếu kiểm tra toilet" treo gần cửa ra vào. Trên đó có ghi rõ ca trực và nhiệm vụ của các nhân viên vệ sinh như châm thêm giấy, xịt phòng, kiểm tra vệ sinh toilet,... Điều đặc biệt là các ca trực rất gần nhau, có nơi cách 1 tiếng, thậm chí có nơi chỉ cách 30 phút. Có lẽ chính nhờ tần suất kiểm tra thường xuyên đã khiến cho nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản luôn giữ được trạng thái sạch sẽ, vệ sinh.
H ình 2.3. Luôn có người kiểm tra nhà vệ sinh thường xuyên [19] - Thứ hai: Ý thức cao độ nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, cộng đồng Như chúng ta đều biết người Nhật có một nét đẹp văn hóa ứng xử là "Nghĩ cho người tiếp theo. Họ không có quan điểm: Có lợi bản thân là được. Không phải ngẫu nhiên mà toilet tại Nhật được đánh giá là sạch nhất thế giới, vì không chỉ nhờ việc các nhân viên lau dọn, kiểm tra thường xuyên mà mỗi người dân ở Nhật họ luôn có ý thức rằng mình cần giữ sạch sẽ để người tiếp theo sẵn sàng sử dụng."
[19]
Một điều ngạc nhiên nữa là nhà vệ sinh của Nhật sử dụng bồn cầu tích hợp nhiều chức năng vô cùng tiện lợi. Hình ảnh này khiến chúng ta hiểu rõ hơn việc máy móc cũng được trang bị tinh thần Omotenashi như thế nào.
Chiếc bồn cầu này ngoài chức năng truyền thống còn được trang bị thêm chức năng hỗ trợ người khuyết tật, tự vệ sinh và tự làm ấm. Đây là thiết bị được xem như là niềm tự hào của Nhật Bản và là sản phẩm được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới.
H ình 2.4. Bồn câu tích hợp nhiều chức năng vô cùng tiện lợi và "Omotenashi" [18]
"Các nhà vệ sinh tại Nhật được thiết kế đa năng, không chỉ phục vụ chức năng cơ bản mà chúng còn được thiết kế để phục vụ con người gần như mọi thứ. Có hàng chục nút bấm chức năng trên bồn cầu mà chúng ta có lẽ không thể biết hết nếu không có hướng dẫn sử dụng. Chúng đều có thể tự mở, tự đóng, tự dội nước, có âm nhạc cho chúng ta thư giãn khi đang giải quyết và thậm chí nếu chúng ta quên đóng nắp thì cũng có thể điều khiển từ xa qua phần mềm cài đặt trên điện thoại của mình. Ngoài ra, nó còn có các dữ liệu phân tích tình trạng chất thải của cơ thể giúp chúng ta biết được tình trạng sức khoẻ của dạ dày và có chế độ ăn uống hợp lí hơn. " [20]
Người Nhật nghĩ đến nhu cầu cơ bản nhất của con người, từ người bình thường cho đến người khuyết tật; từ những ngày hè oi bức cho đến ngày đông giá rét. Khi sử dụng bồn cầu đa năng, người dùng đều cảm thấy thoải mái và tiện nghi, không gặp bất cứ khó khăn hay e dè nào.
Từ vấn đề mà mỗi người đều cảm thấy e ngại khi nhắc đến, người Nhật lại quan tâm và suy nghĩ rất cẩn thận và đưa ra những ý tưởng tuyệt vời. Có thể nói,
với Nhật Bản, tinh thần phục vụ không cần phải là những điều lớn lao mà đến từ những điều nhỏ nhặt nhất. Quả thật, không phải quốc gia nào cũng có thể làm được như đất nước mặt trời mọc này.
2.1.4. Con đường phát ra tiếng nhạc
Việc lái xe đường dài khiến các tài xế thường rơi vào tình trạng mệt mỏi và căng thẳng, vì thế người Nhật đã nảy ra ý tưởng tạo ra những con đường tràn ngập bản nhạc êm ái để khi đi qua một số con đường, tài xế sẽ được nghe những giai điệu nhẹ nhàng, du dương, giúp họ được thư giản và giải trí sau những chuyến đi dài để lấy lại tâm trạng hứng khởi cho mình. Điều này vừa mang lại lợi ích cho người lái xe, vừa tránh được tình trạng tài xế ngủ gục hay căng thẳng quá mức gây tai nạn giao thông.
H ình 2.5. Ký hiệu báo cho tài xế biết sắp đi vào “con đường âm nhạc" [17] Con đường giai điệu (Melody Road) ở Nhật Bản là một đoạn đường mà khi chúng ta lái xe qua đấy, những rung động và âm thanh ầm ầm sẽ truyền qua bánh xe vào thân xe thành một giai điệu nào đó. Con đường độc đáo này có những vết cắt trên bề mặt được sắp xếp theo khoảng cách nhất định và có độ nông sâu khác
nhau. Khi một chiếc xe di chuyển qua các khe rãnh này thì các nốt nhạc sẽ phát ra, tạo thành những giai điệu riêng.
"Ý tưởng về con đường giai điệu này được hình thành khi ông Shizuo Shinoda vô tình cạo một số đường rãnh vào một con đường bằng một xe ủi đất và lái xe qua chúng, và nhận ra rằng nó đã có thể tạo ra những giai điệu tùy thuộc vào độ sâu và khoảng cách của các rãnh." [21]
"Năm 2007, Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia Hokkaido đã dựa vào phát hiện của Shinoda để tạo ra các con đường Melody. Họ đã tạo ra các rãnh trên mặt đường bê tông và nhận thấy rằng các rãnh gần nhau có âm độ cao hơn, trong khi rãnh được đặt cách nhau xa nhau tạo ra âm thanh thấp hơn." [21]
H ình 2.6. Thiết kế rãnh trên m ặt đường [22]
"Các con đường làm việc bằng cách tạo ra các trình tự của rãnh có độ rộng 6mm và 12mm để tạo ra rung động cụ thể ở tần số thấp và cao. Và điều đặc biệt là vỉa hè được thiết kế để các bài hát được nghe chỉ khi một chiếc xe lái ở khoảng 40 đến 47 km/h cũng như đảm bảo hướng gió, động cơ, tiếng ồn của bánh xe ở
mức tối thiểu. Điều này giúp cho việc điều khiển, quan sát giới hạn tốc độ, khuyến khích người lái xe luôn đi ở tốc độ an toàn." [21]
Có lẽ chỉ duy nhất ở xứ sở hoa anh đào mới có những phát minh về con đường bật lên âm thanh hòa tấu cùng tiếng chuyển động của bánh xe. Nếu muốn thưởng thức âm thanh tuyệt vời này chúng ta có thể đến con đường giai điệu hiện được xây dựng tại Hokkaido, Wakayama và Gunma.
2.1.5. Lon nước có in chữ nổi
Với những người khiếm thị, nhận biết những lon nước nước thuộc hãng hay loại nào là một vấn đề vô cùng khó khăn. Vì đôi khi những nhãn hiệu khác nhau lại có hình dáng vỏ lon tương tự. Việc nhận biết nhãn hiệu đối với người bình thường có lúc còn gây nhầm lẫn, do đó những người khiếm thị vất vả trong việc phân biệt là điều đương nhiên.
H ình 2.7. Lon nước có in chữ nổi [23]
Nhận thấy sự khó khăn này, người Nhật Bản đã cho thấy sự sáng tạo vô bờ bến của mình bằng cách in chữ nổi lên các nắp lon nước. Khi đó, người khiếm thị
chỉ cần sờ vào nắp lon là sẽ biết được đây có phải là loại nước uống mình muốn không. Điều này đã thể hiện sự tinh tế của người Nhật và tinh thần "Omotenashi" của Nhật rất rõ ràng.
Người Nhật quan tâm đến cả những điều nhỏ nhặt nhất dành cho đồng bào mình. Họ hiểu rằng dù khiếm thị nhưng ai cũng muốn biết mình đang cầm thứ đồ uống gì trên tay. Đó là lý do tại sao đến Nhật Bản, chúng ta sẽ không tìm thấy bất cứ một lon nước nào không in chữ nổi trên nắp lon.
2.1.6. Hệ thống thang máy dành cho người khuyết tật và đường có vạchkẻ dành cho người khiếm thị kẻ dành cho người khiếm thị
Việc đi lại đối với một người khuyết tật là điều vô cùng khó khăn, nhất là khi sử dụng cầu thang. Vì vậy, ở mỗi hệ thống thang máy công cộng của Nhật Bản đa số đều có thang máy riêng dành cho người khuyết tật. Đây là một công trình xã hội mang tinh thần tử tế - tinh thần Omotenashi.
Tuy nhiên, sự tử tế của người Nhật không dừng lại tại đó, trong mỗi bảng hướng dẫn thang máy đều có in chữ nổi để người khiếm thị có thể đọc được ở phía dưới.
Không chỉ người tàn tật cảm thấy thuận tiện khi sử dụng thang máy mà người khiếm thị cũng có thể sử dụng dễ dàng khi không có người khác đi bên cạnh giúp đỡ. Với cách in chữ nổi này, mỗi lần đi thang máy sẽ không còn là nổi ám ảnh đối với người khiếm thị. Họ sẽ tự giải quyết được vấn đề của mình và cảm thấy bản thân mình vẫn vượt qua được điều khó khăn. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy vui vẻ và tràn đầy nghị lực sống.
Một hình ảnh mang tinh thần "Omotenashi" nữa chính là đường có vạch kẻ nổi dành cho người khiếm thị. Khi đi bộ trên đường, người khiếm thị có thể đi theo vạch kẻ nổi này để đến được nơi mình muốn. Họ có thể xác định được vị trí mà mình đang đứng và hướng mình định đi mà không sợ bị lạc.
H ình 2.9. Đường có vạch kẻ dành cho người khiếm thị
Dạng que dài được xếp liền nhau, điều đó có ý nghĩa là tiến về phía trước hay phía sau đều được. Còn khi gặp dạng bề mặt bi tròn, đó là điểm dừng, thể hiện