Pha trà và thưởng trà

Một phần của tài liệu Khóa luận Omotenashi Văn hóa phục vụ bằng trái tim của người Nhật (Trang 62 - 64)

7. Dự kiến kết quả nghiên cứ u

3.1.4.Pha trà và thưởng trà

Nếu coi người thưởng thức trà là khách hàng thì người pha trà và nghệ thuật pha trà thể hiện rõ nét nhất tinh thần phục vụ "Omotenashi" - phục vụ bằng cả tấm lòng, bằng cả trái tim. Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản mang đến cho người thưởng trà không chỉ ly trà ngon mà còn hơn cả mong đợi của họ chính là được chiêm ngưỡng những thao tác pha trà đã trở thành nghệ thuật - điều đặc biệt ấn tượng khác xa cách uống trà thông thường, khiến khách muốn được quay lại thưởng thức nhiều lần sau nữa.

Người Nhật quan niệm rằng: để có thể quan tâm, nghĩ đến người khác thì bản thân mình cần có sự thư thả trong tâm hồn. Vì vậy, người pha trà cần tấm lòng chân thành thật sự chứ không phải miễn cưỡng. Bởi nếu miễn cưỡng thì những

hành động không toát ra được sự khoan thai, tỉ mỉ cần thiết. Cái tâm của người pha trà sẽ làm cho thao tác chuẩn mực hơn và cuốn hút được người theo dõi hơn.

Quá trình pha trà của nghi thức trà đạo Nhật Bản được thực hiện từ từ, kéo dài qua nhiều giai đoạn, việc lau chùi dụng cụ chủ yếu là để chuẩn bị cho khách tập trung. Trong quá trình thưởng trà, cả người uống và người pha đều thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép, nhẹ nhàng và nhã nhặn với nhau, không có bất cứ sự ồn ào hay đòi hỏi nào. Người pha tập trung vào thao tác của mình, người uống tập trung vào việc xem những thao tác ấy trong không gian tĩnh lặng.

« I |'

M

H ình 3.8. Pha trà [40]

"Trước hết, phải đun nước bằng bếp lò than, sau khi nhận biết nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà, bằng động tác thuần thục, họ mới bắt đầu tráng ấm chén, rồi bỏ trà vào ấm. Sau đó, họ nhẹ nhàng dùng chiếc gáo bằng gỗ múc nước trong nồi đun chế vào ấm trà. Sau khi hãm trà trong vài phút để trà được hòa vào nước mà vẫn giữ nguyên hương vị của nó, họ cẩn thận rót vào bình, rồi từ bình mới châm trà vào chén. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với một cung cách lễ phép. " [41]

"Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng chén trà lên xoay chén ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống." [41]

Việc uống trà thực hiện rất nhanh chóng, nhất là lần uống cuối cùng phải thật nhanh và thật kêu. Việc này phản ánh sự tập trung cao độ, không còn chú ý xung quanh nữa, chỉ chú tâm vào việc mình đang làm chính là giai đoạn thăng hoa, là khoảnh khắc đỉnh cao sau một khoảng thời gian tiếp thu tinh thần "Omotenashi". Khi uống xong, khách lại xoay chén theo hướng ngược lại về chỗ cũ rồi nhẹ nhàng đặt chén xuống. Ngụm cuối cùng, khách thưởng thức trà thường kèm theo một tiếng “khà” nho nhỏ để biểu thị sự tán tưởng, khen ngợi. Khi tất cả đã uống xong, người khách lại cúi mình chào một cách kính cẩn rồi mới ra về.

Đến với một buổi thưởng thức trà đạo, khách thưởng trà gác lại đằng sau những lo toan, bộn bề của cuộc sống để hòa mình vào cõi vô thường. Tại đó, tâm hồn họ trở nên nhẹ bẫng, hòa vào hương vị đặc trưng của trà, ngòn ngọt của bánh và cảm nhận cái tâm của chủ tiệc trà.

Có thể nói, trà đạo là tổng hợp từ những sự chuẩn bị nhỏ nhặt và chu đáo nhất. Với sự chuẩn bị đó, người phục vụ trà đặt thêm vào đó sự tận tình trong từng thao tác pha trà. Mong muốn cuối cùng của họ là mang lại những giây phút tuyệt vời trong cái điềm tĩnh cho khách.

Như vậy, nghệ thuật trà đạo của Nhật Bản không đơn thuần chỉ là một thú chơi tao nhã mà còn thể hiện rất rõ quan điểm trong lĩnh vực phục vụ của người Nhật. Đó chính là sự tiếp đãi nồng hậu, tận tâm, là ý nghĩa nguyên bản của

"Omotenashi".

Một phần của tài liệu Khóa luận Omotenashi Văn hóa phục vụ bằng trái tim của người Nhật (Trang 62 - 64)