7. Dự kiến kết quả nghiên cứ u
3.3. Văn hóa Du lịch (loại hình du lịch lữ quán)
Từ năm 2012, chính phủ Nhật đã chính thức đưa mục tiêu phát triển ngành du lịch lên thành một trong những mục tiêu quan trọng, vừa để kích cầu kinh tế vừa tạo bước thềm chuẩn bị cho Olympic 2020. Với quan điểm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho du khách, mỗi người dân là một đại sứ du lịch cùng sự hoàn hảo trong dịch vụ, ngành du lịch Nhật ngày càng có chiều hướng tăng trưởng. Đặc biệt, đây sẽ là một cơ hội tốt để Nhật Bản quảng bá sâu rộng hơn nữa tinh thần phục vụ Omotenashi của đất nước mình.
"Nếu như vào năm 2012, Nhật mới chỉ thu hút được 8,5 triệu khách du lịch nước ngoài thì đến năm 2014, con số này đã lên đến 13 triệu. Cũng trong năm 2014, mức chi tiêu của khách du lịch nước ngoài tại Nhật đạt 16,8 tỷ USD, tăng trưởng đến 43% so với năm 2013. Đến năm 2015 và 2016, ngành du lịch Nhật tiếp tục tăng trưởng mạnh về cả số lượng du khách cũng như doanh thu. Năm 2016, chính phủ Nhật đặt mục tiêu thu hút 20 triệu khách du lịch, cuối cùng số lượng khách đã vượt xa mục tiêu, chính phủ Nhật nhờ vậy đã có thể nâng số lượng khách du lịch mục tiêu năm 2020 lên 40 triệu du khách." [50]
Chính phương châm làm việc đúng đắn này đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của ngành du lịch Nhật trong những năm gần đây. Nhắc đến Nhật, gần như ai cũng ao ước phải được đặt chân tới quốc đảo này một lần, không chỉ vì cảnh sắc nên thơ cùng hoa anh đào hay núi Phú Sĩ, mà còn được trải nghiệm tinh thần người Nhật.
Tính trách nhiệm của người Nhật rất cao, từ trong các hoạt động thường nhật cho đến sự kỷ cương phép tắc trong công việc. Cũng bởi thế mà ngành dịch vụ tại đây tuyệt vời hơn cả, vui lòng khách đến, khách đi thì sung sướng hạnh phúc ngập tràn. Người ta còn nói vui với nhau rằng "Dù không phải bỏ tiền mua hàng, mua dịch vụ ở Nhật, bạn cũng vẫn được trải nghiệm cảm giác làm "thượng đế" đúng nghĩa." [50]