Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường cạnh tranh trong nước

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 47 - 50)

a. Yếu tố thị trường cạnh tranh trong nước

Những nền kinh tế có năng suất thấp [42] đều có một đặc điểm chung là thiếu sự cạnh tranh trong nước. Cạnh tranh trong nước, nếu có, dường như chỉ là sự bắt chước và phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu thay cho xuất khẩu. Cạnh tranh vận tải trong nước chỉ đòi hỏi mức đầu tư tối thiểu. Đối với các quốc gia được bảo hộ VTB, các DN vận tải đứng vững một phần nhờ vào sự hỗ trợ và bảo vệ của Nhà nước, do đó các DN này thường dễ bị tổn thương hơn khi tham gia cạnh tranh vận tải quốc tế. Ngược lại, với các quốc gia có thị trường tự do, các DN vận tải thường xuyên phải đương đầu với các áp lực cạnh tranh nên việc họ đứng vững trong nước cũng là nền tảng để họ thành công trong vận tải quốc tế.

VTB trong nước chính là môi trường cạnh tranh để các DN vận tải trong nước cọ sát, từ đó nhận ra được những điểm yếu của chính mình, và từ đó xây dựng các năng lực riêng biệt cần thiết cho quá trình cạnh tranh VTB không chỉ trong nước mà đặc biệt là khi vươn ra VTB quốc tế. Bên cạnh đó, qui mô của VTB trong nước cũng là điều kiện tiền đề để các DN khẳng định vị thế cạnh tranh và phát triển trước khi bước ra VTB quốc tế.

b. Nhu cầu vận tải quốc gia

Trong VTB XNK hàng hoá, khách hàng là các chủ hàng hay nhà XNK, nhà cung ứng VTB là các chủ tàu VN và chủ tàu nước ngoài. Nhu cầu vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển trong nước có vai trò rất quan trọng để tạo ra khả năng cạnh tranh vận tải quốc tế. Nó cung cấp cho các DN trong ngành một bức tranh rõ ràng hơn về sự thay đổi nhu cầu vận tải của các chủ hàng, và tạo áp lực buộc các DN vận tải trong ngành phải đổi mới, nhờ đó họ tạo ra nhiều lợi thế trước các đối thủ nước ngoài trong vận tải quốc tế.

c. Lợi thế cạnh tranh quốc gia cho ngành vận tải biển

Lợi thế quốc gia mà ngành có thể tận dụng được (thường được hiểu là lợi thế so sánh khi cạnh tranh) là những điều kiện và khả năng thuận lợi (hoặc khó khăn)

của một nước này so với nước khác trong việc vận tải hàng hóa hay kinh doanh và vận tải hàng hoá trong những thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất cho ngành của mỗi quốc gia.

Khi tham gia cạnh tranh VTB quốc tế, các quốc gia phải biết lựa chọn vận tải những hàng hóa có lợi thế so sánh tốt nhất. Nghĩa là, ngành VTB phải biết tận dụng các lợi thế quốc gia để tập trung phát triển mạnh cho ngành của mình. Các yếu tố lợi thế quốc gia mà ngành VTB có thể tận dụng được, bao gồm:

- Lợi thế quốc gia về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: để phát triển các tuyến VTB, hệ thống cảng biển và luồng lạch, tạo ra ưu thế đối với phát triển kinh tế biển, đặc biệt là thông thương hàng hoá và phát triển VTB.

- Lợi thế quốc gia về chính sách phát triển VTB: các lợi thế về chính sách, quy hoạch phát triển, định hướng chiến lược VTB cho phát triển ngành, cho ngành VTB tận dụng và phát triển ngành trong tương lai, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước và sự tăng mạnh hàng hóa.

-Lợi thế quốc gia về kinh tế cho đầu tư phát triển VTB: kinh tế thế giới phát triển, nhu cầu hàng hóa giữa các quốc gia tăng trưởng mạnh, thúc đẩy đầu tư phát triển VTB trên các tuyến hàng hải xa với đội tàu lớn và hoạt động quốc tế. d. Chiến lược và cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành

Các yếu tố này tác động đến NLCT của ngành theo mức độ khác nhau:

- Tác động cấp cao: có tính chất quyết định đến NLCT của ngành phải kể đến quy hoạch ngành hoặc chiến lược ngành, bao gồm cả đào tạo nguồn lực, công nghệ, các ngành hỗ trợ liên quan…

-Tác động cấp thấp: có tính chất trực tiếp đến NLCT của ngành là mô hình tổ chức ngành và cấu trúc các DN trong ngành, cụ thể:

+ Quy hoạch và chiến lược phát triển ngành VTB: là định hướng phát triển và những điều kiện chi phối cách thức cho các DN vận tải trong ngành được hình thành, tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh vận tải trong một quốc gia, cũng như định hướng cho sự cạnh tranh vận tải trong nước.

+ Mô hình tổ chức ngành: trong hoạt động kinh doanh VTB, ngành VTB VN ngoài việc bị quản lý trực tiếp bởi các cơ quan Nhà nước về chuyên ngành

VTB còn chịu chi phối bởi: các bên hữu quan chính trong ngành VTB và các cơ quan hữu quan liên quan trực tiếp đến ngành VTB.

e. Các ngành hỗ trợ và liên quan

Các ngành hỗ trợ và liên quan là các ngành cung cấp đầu vào và đầu ra cho VTB và hỗ trợ cho khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành vận tải như: dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng hải, công nghiệp đóng tàu, mua bán tàu biển, sửa chữa, dịch vụ logistics, thông tin liên lạc, sản xuất công nghiệp, đóng container, thương mại, đào tạo nhân lực lao động, bảo hiểm, tài chính... Các ngành hỗ trợ và liên quan giúp cho ngành VTB tạo ra các lợi thế cạnh tranh ngành. Hơn nữa, mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành vận tải với các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo điều kiện để duy trì các lợi thế cạnh tranh bền vững hơn. Trong chuỗi giá trị của ngành, sự gắn kết và bổ trợ của các công đoạn vận tải có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập sự bền vững trong sự phát triển của ngành, ví dụ điển hình như dịch vụ logistics toàn cầu hiện nay đang làm thay đổi phương thức vận tải từ truyền thống sang vận tải đa phương thức hoặc vận tải tàu chợ (tàu phiên) và tạo ra giá trị rất riêng biệt cho VTB.

Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế hiện nay, dù chuỗi giá trị của ngành không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà đã được toàn cầu hoá để trở thành chuỗi gía trị toàn cầu [43], thì vai trò của các ngành mang tính hỗ trợ càng có vai trò quan trọng trong việc đem lại sự bền vững cho sự phát triển của ngành. Sự phát triển của ngành, nếu không có sự tham gia của các ngành hỗ trợ và liên quan, sẽ bị phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp bên ngoài, đối mặt với nhiều rủi ro hơn, do đó các DN trong ngành sẽ không không chủ động trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến NLCT của ngành.

f. Vai trò của Nhà nước

Nhà nước có thể khuyến khích các DN vận tải hướng tới một cấp độ khả năng cạnh tranh cao hơn hoặc kìm hãm không cho phát triển nhà nước không thể tự tạo ra khả năng cạnh tranh cho ngành mà là chủ thể tạo môi trường cạnh tranh. Do vậy, vai trò của Nhà nước thể hiện thông qua việc kết nối và thúc đẩy, có thể tạo ra một môi trường cho phép DN đạt được lợi thế cạnh tranh. Những yếu tố kể

trên tạo ra một môi trường cho các DN trong ngành hình thành và cạnh tranh. Mỗi yếu kém trong bất kỳ yếu tố nào cũng đều làm giảm tiềm năng của ngành trong việc tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bền vững, hay nói cách khác, làm ảnh hưởng xấu đến NLCT của ngành.

Tác động tích cực của Nhà nước và các cơ quan quản lý của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách phù hợp sẽ cải thiện NLCT của ngành VTB VN, đặc biệt là tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho thị trường VTB. Thị trường VTB trong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trường VTB ra quốc tế, đẩy mạnh các tuyến VTB của VN, ngược lại thị trường VTB quốc tế được phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường VTB trong nước phát triển mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho VTB VN phát triển.

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w